CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:20

Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè

Diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến thị trường ô tô trên toàn thế giới gặp biến động lớn. Thị trường ô tô Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động nặng nề, từ cả 2 phía nhập khẩu và lắp ráp xe. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của các đại lý, showroom bán xe tư nhân cũng không tránh khỏi lao đao khi xe khó về, khách hàng cũng e dè mua sắm trong thời điểm nhạy cảm này.

Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè - Ảnh 1.

Nguồn cung xe nhập dần thu hẹp

Thái Lan là nơi cung cấp một lượng lớn ô tô cho thị trường Việt Nam. Tỷ lệ xe du lịch nhập từ quốc gia này chiếm tới gần một nửa. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, có tới gần 75.000 chiếc ô tô được nhập về từ Thái Lan trong năm 2019. Nhiều hãng xe lớn đặt nhà máy tại đây. Hầu hết xe nhập từ Thái Lan về được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nội khối ASEAN.

Nguồn cung xe từ Thái Lan bắt đầu gặp khó khi các nhà máy lớn lần lượt tuyên bố tạm đóng cửa bởi Covid-19. Toyota, Honda và Ford đều tạm ngừng hoạt động lắp ráp xe tại quốc gia này. Điều đó đồng nghĩa với việc có thể gián đoạn nguồn cung các mẫu xe như Toyota Camry, Honda CR-V, HR-V, Civic, Accord, Ford Ranger, Everest... Trong đó, CR-V, Ranger và Everest là những mẫu xe đắt khách tại Việt Nam.

Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè - Ảnh 2.

Tại Mỹ, nhiều hãng xe lớn như GM, FCA hay Ford cũng tuyên bố đóng cửa nhà máy. Trong đó, Ford là hãng có ảnh hưởng tới Việt Nam khi có mẫu Explorer nhập khẩu từ thị trường này.

Hãng Toyota cũng đã cho ngừng hoạt động một phần các nhà máy đặt ở miền Trung của Nhật Bản trước sự bùng phát của dịch bệnh và ngay nhân viên của công ty đã có kết quả dương tính với Covid-19. Hiện tại, các mẫu xe Toyota nhập khẩu từ Nhật có Land Cruiser, Land Cruiser Prado và các dòng Lexus.

Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè - Ảnh 3.

Không chỉ các doanh nghiệp phân phối ô tô chính hãng, những đơn vị nhập khẩu xe nhỏ lẻ cũng bị tác động bởi Covid-19. Theo chia sẻ của một nhân viên công ty chuyên về kho vận, Covid-19 làm chậm các hoạt động vận chuyển đường biển. Các container hàng hoá gặp khó khi về đến Việt Nam.

Xe lắp ráp cũng gặp khó

Hàng loạt doanh nghiệp lớn quyết định tạm đóng cửa nhà máy, ngừng mọi hoạt động lắp ráp ô tô trong nước. Một số hãng đặt ra 2 tuần đầu tháng 4 để thử thách, trong khi có hãng chưa xác định thời gian hoạt động trở lại và phải nghe ngóng diễn biến dịch bệnh cũng như thông báo từ Chính phủ.

Ford là doanh nghiệp đầu tiên công bố đóng dây chuyền lắp ráp xe tại Việt Nam. Mọi hoạt động tạm ngừng từ ngày 26/3 và việc này được dự kiến có thể kéo dài tới vài tuần. Ford hiện có dòng EcoSport và Tourneo lắp ráp trong nước.

Sau Ford, "ông lớn" Toyota cũng tuyên bố ngừng hoạt động lắp ráp ô tô từ ngày 30/3. Toyota Việt Nam chưa xác định thời gian cho dây chuyền hoạt động trở lại. Các mẫu xe lắp ráp trong nước đang chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục sản phẩm của Toyota và đều là xe bán chạy, như Vios, Fortuner và Innova.

Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè - Ảnh 4.

TC Motor, đơn vị cung cấp xe Hyundai chính hãng, và Honda Việt Nam cũng bắt đầu tạm dừng hoạt động sản xuất ô tô. Trước mắt, 2 doanh nghiệp này đưa ra thời hạn dự kiến từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/4. Tuỳ vào tình hình dịch bệnh và chỉ thị từ Chính phủ mà các doanh nghiệp có quyết định mở cửa nhà máy trở lại hay không. Hiện tại, TC Motor đang lắp tất cả các dòng xe Hyundai, còn Honda Việt Nam có sản phẩm City là chủ lực.

Thị trường ô tô Việt Nam 'đóng băng' khi vào hè - Ảnh 5.

Mặc dù đã có những động thái nhằm duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn cung xe cho thị trường nhưng các doanh nghiệp cũng không khỏi lo lắng khi thiếu linh kiện lắp ráp xe. TC Motor cho biết một số linh kiện lắp xe được nhập từ Hàn Quốc nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Hàn Quốc là một trong những quốc gia phải chịu tác động nặng nề bởi Covid-19 và đây cũng là nước cung cấp khá nhiều linh kiện ô tô cho Việt Nam (chiếm 29% tổng lượng linh kiện nhập khẩu năm 2019).

Pv (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh