CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:30

Thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thí điểm không tổ chức HĐND phường tại TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bộ Nội vụ cho biết, Thủ đô Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội của cả nước, có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước. Những năm gần đây, dân số Hà Nội trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,8%; mật độ dân số trung bình lớn, dân cư phân bố không đều, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao.

Do đặc điểm, tính chất tập trung, thống nhất cao của đô thị, các vấn đề quy hoạch phát triển, kết cấu hạ tầng và kinh tế - xã hội cần phải được quyết định ở cấp thành phố, quận, thị xã; chính quyền phường chỉ là cấp tổ chức thực hiện, do đó việc tiếp tục duy trì Hội đồng nhân dân ở phường là không còn phù hợp, chỉ nên tổ chức cơ quan hành chính để thực hiện một số công việc cụ thể của quản lý hành chính nhà nước và cung ứng một số dịch vụ công theo phân cấp, ủy quyền của chính quyền cấp trên. 

Vì vậy, việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội là nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới; đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Thủ đô.

Để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị có liên quan, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 46-KL/TW ngày 19/4/2019, trong đó có nội dung thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở các quận và thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội; việc thực hiện thí điểm từ năm 2021 đến năm 2026.

Thực hiện thí điểm từ nhiệm kỳ 2021 - 2016

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm gồm 10 điều, cụ thể như sau:

Quy định việc thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại Hà Nội bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, tại những phường nơi thực hiện thí điểm, Hội đồng nhân dân phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật liên quan và được bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn khi không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, cụ thể: Hội đồng nhân dân quận, thị xã được bổ sung 4 nhiệm vụ, quyền hạn là: 1. Quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và phê duyệt quyết toán ngân sách phường; 2. Quyết định danh mục các chương trình, dự án, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C trên địa bàn phường sử dụng vốn ngân sách địa phương; 3. Thông qua chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC phường; 4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.

Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân quận, thị xã

Theo dự thảo, Ủy ban nhân dân quận, thị xã được bổ sung 5 nhiệm vụ, quyền hạn: Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách các phường); Quyết định số lượng thành viên Ủy ban nhân dân phường và cơ cấu Ủy viên Ủy ban nhân dân phường theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 5 của Nghị quyết; Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường; Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn phường do địa phương quản lý; Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã được bổ sung 3 nhiệm vụ, quyền hạn: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường; đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh