T.HCM: 1.800 tỷ đồng hỗ trợ 4 đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19
- Dược liệu
- 00:58 - 08/04/2020
Theo đó, Thành phố thực hiện phương thức chi trả tại nhà cho 210.000 cô bác hưu trí, người hưởng BHXH, người có công với sự hỗ trợ của nhiều lực lượng từ quận huyện đến phường, xã. Trong đó, hưu trí có 120.000 người, người có công 43.000 người và bảo hiểm xã hội là gần 90.000 người. Đặc biệt, trong số này thì số người trên 60 tuổi chiếm 70% .
Đồng thời, TPHCM cử cán bộ tới tận nhà chi tiền hỗ trợ 12.000 người bán vé số dạo (gồm 7.000 người thường trú và 5.000 người tạm trú); mức hỗ trợ là 750.000 đồng/người/15 ngày dừng phát hành sổ xố kiến thiết. Tổng kinh phí hỗ trợ cho người bán vé số dạo là 9 tỷ đồng, được trao tới người bán vé số từ ngày 7/4.
Theo thống kê TP. Hồ Chí Minh hiện có 415.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với 3,2 triệu công nhân, người lao động.
Trong đó có 75% doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp buộc phải giảm lao động, có nơi giảm chi trả cho công nhân.
Theo khảo sát của Sở LĐ-TB&XH, có khoảng 600.000 công nhân bị mất việc, ngừng việc. Trong đó, có nhiều lao động chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng. Các đối tượng này được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng (trong 3 tháng). Tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỉ đồng cho 600.000 công nhân, người lao động.
Đặc biệt, trong số đó có 32.000 người là giáo viên mầm non, nhóm trẻ ngoài công lập ngoài quốc doanh cũng được hưởng 1.000.000 đồng/tháng, trong 3 tháng,
Theo ông Tấn, “việc ngừng học trong 2 tháng nay khiến các cô giáo rất khó khăn, UBND Thành phố đã ra chính sách kịp thời”. Sở cũng đề nghị các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phòng lao động các quận huyện tiếp tục nắm tình hình báo cáo kịp thời, chính xác để tiếp tục hỗ trợ người lao động mất việc.
Hộ nghèo, cận nghèo bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, qua rà soát trong 32.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TPHCM, có khoảng 9.000 hộ bị mất việc làm, giảm nguồn hỗ trợ từ phía cộng đồng, buôn bán ế ẩm… Các phường, xã, thị trấn vẫn tiếp tục rà soát, xem xét mức độ bị ảnh hưởng của từng hộ nghèo, cận nghèo.
Đối với 43.000 trường hợp đang hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng, Thành phố cũng tiến hành khảo sát những trường hợp khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Theo đó, có 15.000 hộ khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, mỗi hộ được nhận 500.000 đồng/tháng (trong 3 tháng 4, 5 và 6/2020).
Với những người lang thang, cơ nhỡ, người già vô gia cư, người ăn xin… Thành phố cũng đã có thống kê và đưa hàng trăm người vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc về nhà. Những người này khi đưa đến những nơi tiếp nhận đều được đo thân nhiệt, khử trùng, phát khẩu trang và bố trí phòng riêng, ăn riêng, không hoà nhập với những người cũ để cách ly đủ 14 ngày.TPHCM có mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng, thời gian hỗ trợ là 3 tháng (4, 5 và 6/2020), giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn.
Với công nhân, người lao động bị mất việc, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, toàn thành phố có 415.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo công ăn việc làm cho 3,2 triệu công nhân, người lao động. Trong đó, các khu công nghiệp – khu chế xuất, khu công nghệ cao có khoảng 345.000 công nhân, người lao động; 2,8 triệu công nhân, người lao động làm ở doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp – khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Qua rà soát, có khoảng 75% doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất do thiếu nguồn nguyên liệu, giảm xuất khẩu; các doanh nghiệp có khả năng cắt giảm tới 25 - 30% số công nhân, lao động.
TPHCM đã thông qua chính sách hỗ trợ 600.000 công nhân, người lao động gặp khó khăn, bị mất việc, không có bảo hiểm thất nghiệp. Trong số người lao động bị mất việc do ảnh hưởng dịch Covid-19, có khoảng 32.000 giáo viên mầm non, người chăm sóc trẻ ở nhóm trẻ ngoài công lập.
Mức hỗ trợ đối với công nhân, người lao động bị mất việc là 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ trong 3 tháng (4, 5 và 6/2020). Tổng kinh phí hỗ trợ công nhân, người lao động khoảng 1.800 tỷ đồng.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định, công tác hỗ trợ này được sự giám sát chặt chẽ của mặt trận thành phố, quận/huyện, phường/ xã. Các mặt trận thôn, ấp, các tổ chức thành viên của mặt trận giám sát lấy dân chủ ở cơ sở giám sát... để đảm bảo đúng người, đúng đối tượng. Công nhân người lao động mất việc thì thông qua bảng lương của người công nhân trong tháng gần nhất, và Ban quản lý các khu chế xuất, các khu công nghiệp phải xác nhận và chịu trách nhiệm về báo cáo. Ở đây cũng phát huy vai trò công đoàn cơ sở, liên đoàn và cả tinh thần tự nguyện, không trục lợi... của mỗi người dân trong lúc hoạn nạn.