THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:38

Thay tiếng còi xe bằng... tiếng nhạc

Đó là một ý tưởng hay!

    Còn nhớ cách đây không lâu, nhiều bác sĩ ở TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra đề nghị về việc xe cứu thương không hú còi khi chạy trên đường vì sẽ gây cảm giác căng thẳng, sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Đó là thời gian mà TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, rất ít người di chuyển trên các tuyến đường nên việc hú còi của xe cứu thương là điều "không cần thiết".

file-1582964610629

    Chỉ một vài ngày sau khi những đề xuất đó được đưa ra, Thành phố đã trở nên yên tĩnh. Những chuyến xe cứu thương mặc dù vẫn hoạt động hết công suất để đưa đón hàng trăm, hàng ngàn ca cấp cứu mỗi ngày nhưng người dân không còn bị ám ảnh bởi tiếng còi hú đầy thống thiết như trước.

    Ý tưởng thay thế tiếng còi báo động của các loại xe đặc chủng cũng được Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ nghĩ tới. “Ngoài ra, tôi cũng muốn thay tiếng còi báo động của xe cứu thương và xe cảnh sát bằng những giai điệu dễ nghe hơn", vị quan chức này cho biết tại buổi lễ khánh thành đường cao tốc ở thành phố Nashik, Ấn Độ.

    Việc sử dụng còi xe được cho là hạn chế tại một số nước phát triển nhưng vẫn được sử dụng phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Một số thành phố ở Ấn Độ được xem là nơi ồn ào nhất thế giới. Xe buýt, taxi, xe kéo… thường xuyên bấm còi ở những điểm nóng kẹt xe, ùn tắc giao thông trong thành phố. Theo Luật Giao thông đường bộ Ấn Độ, còi xe thậm chí còn quan trọng hơn cả gương chiếu hậu vì người tham gia giao thông thường xuyên sử dụng để báo động khi lưu thông trên đường.

    Ở Việt Nam, việc sử dụng còi xe cũng rất phổ biến. Những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vào giờ cao điểm, tiếng còi xe inh ỏi vang lên khắp nơi, không khỏi gây cảm giác khó chịu với nhiều người. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo ô nhiễm âm thanh có thể gây giảm thính lực, phát sinh vấn đề tim mạch, suy giảm nhận thức, căng thẳng và trầm cảm. Vì thế, có thể coi ý tưởng thay thế tiếng còi xe bằng tiếng nhạc của người đứng đầu ngành Giao thông Ấn Độ là bước đột phá đối với văn hóa giao thông, đáng để các nước khác (cũng như các hãng chế tạo xe cộ) cùng nghiên cứu, học hỏi và áp dụng trong điều kiện phù hợp.

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh