THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:35

Thanh Hóa kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu

Diễn văn khai mạc nêu rõ: Lê Văn Hưu sinh năm 1230, ở làng Phủ Lý, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Từ thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, có rất nhiều giai thoại bộc lộ tư chất hơn người của ông. Với tài học lừng danh, lại chăm dùi mài kinh sử, Lê Văn Hưu đã đỗ Bảng nhãn khoa thi năm Đinh Mùi (năm 1247) đời vua Trần Thái Tông - đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử nước ta lấy danh vị Tam khôi; ông được giao nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nhà Trần như: Kiểm pháp quan, Hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện tu giám, làm phó quan cho Thượng tướng quân Trần Quang Khải.

 Các đại biểu tham dự tại Lễ kỷ niệm

Các đại biểu tham dự tại Lễ kỷ niệm

Trong thời kỳ làm quan, Lê Văn Hưu được biết đến với học vấn uyên thâm, đức độ hơn người; được vào cung theo lệnh của vua Trần Thái Tông, giảng sách cho hoàng tử Quang Khải - là bậc vương công toàn tài, không chỉ tinh thông võ nghệ mà giỏi cả thi thư; sau này trở thành Thượng tướng quân, vang danh trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Những tấm bia đời sau ghi chép về Lê Văn Hưu đều xưng tụng là bậc thầy. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhà giáo Lê Văn Hưu đã trở thành hình tượng gắn liền với truyền thống hiếu học và sự nỗ lực vươn lên trên con đường học vấn không chỉ của người Thanh Hoá mà nhiều nơi trong cả nước.

Lê Văn Hưu không chỉ là Bảng nhãn đầu tiên, còn là Nhà sử học lỗi lạc đầu tiên của đất nước, nhà giáo, nhà chính trị, quân sự, nhà văn hoá lớn ở thế kỷ 13 - 14; Ông đã để lại cho dân tộc ta những di sản quý báu, đóng góp to lớn vào kho tàng sử học của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và được Nhà sử học Ngô Sĩ Liên kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển.

 Lễ cắt băng khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu

Lễ cắt băng khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu

Đóng góp lớn nhất, đưa tên tuổi của Lê Văn Hưu vào lịch sử dân tộc không dừng lại ở việc đỗ Bảng nhãn và làm quan, mà là người đặt nền móng cho quốc sử dân tộc. Lê Văn Hưu đã thu thập tất cả các sách sử ghi chép ít ỏi, sơ sài của thời nhà Lý và cùng thời để biên soạn lại, hoàn thiện bộ quốc sử có tên “Đại Việt sử ký” từ Triệu Vũ Đế (năm 207 trước công nguyên) đến đời Lý Chiêu hoàng (năm 1244) gồm 30 quyển, đã được vua Trần Thánh Tông hết sức khen ngợi. Tác phẩm “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu được đánh giá bộ quốc sử ghi dấu mốc quan trọng đầu tiên cho nền sử học nước nhà phát triển. Về điều này, sử gia Ngô Sĩ Liên thời Lê Sơ đã viết: “Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi”...

Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại Lễ kỷ niệm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại Lễ kỷ niệm

Ngoài việc viết sử, Lê Văn Hưu còn nghiên cứu tìm hiểu sâu rộng và có những đóng góp trong lĩnh vực địa lý, phong thuỷ. Khi được phong chức chức binh Bộ thượng thư, Lê Văn Hưu có nhiều đóng góp cho cuộc đấu trang chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương.

Sau diễn văn khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu với chủ đề: "Lê Văn Hưu, người khởi dựng quốc sử Việt Nam" gồm 3 chương. Chương 1: Địa linh sinh thành trang tuất kiệt; Chương 2: Đại Việt sử ký mở đường cho quốc sử Việt Nam; Chương 3: Tiếp nối những trang sử vàng làm rạng danh dân tộc. Chương trình nghệ thuật đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương và người dân trong vùng...

Lễ kỷ niệm thu hút đông đảo du khách thập phương và người dân tham dự

Lễ kỷ niệm thu hút đông đảo du khách thập phương và người dân tham dự

Cũng trong sáng 21/4, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu và dâng hương tại Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu. Công trình được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và đã xuống cấp nghiêm trọng. 

Năm 2018 UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu. Sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng, Đền thờ Lê Văn Hưu sẽ là điểm đến linh thiêng, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể con cháu họ Lê Việt Nam nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung. Đồng thời trở thành địa chỉ để giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, ý chí, tinh thần vượt khó của ông cha ta và lan toả tinh thần đoàn kết bên nhau thực hiện tốt đạo lý Uống nước nhớ nguồn, tri ân tổ tiên với lòng thành kính và biết ơn nhà sử học Lê Văn Hưu - người đặt nền móng cho Quốc sử Việt Nam.

MỘC MIÊN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh