THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:26

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Lịch sử không bao giờ quên những người có công với nước"

 

Cùng đi có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.

Tổng Bí thư bày tỏ sự vui mừng khi được đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội.

 

Đánh giá về công tác thực hiện chính sách người có công, Tổng Bí thư hoan nghênh Bộ LĐ-TB&XH, các cấp, các ngành Thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực chăm sóc người có công, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, đến từng ngõ xóm, làng xã, từng gia đình. Tuy nhiên, Tổng Bí thư vẫn cho rằng các ban, ngành cần làm thêm nhiêu hơn nữa để bù đắp những thiệt thòi, mất mất của các gia đình liệt sĩ và người có công. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, lịch sử không bao giờ quên những cống hiến, sự hy sinh của những người có công với cách mạng. 

Tổng Bí thư thăm và tặng quà người có công.

 

Nói chuyện với các mẹ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ, Tổng Bí thư bày tỏ sự vui mừng khi được đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, nơi đang nuôi dưỡng  thân nhân các liệt sĩ - những người đã và đang chịu những thiệt thòi và mất mát cá nhân.

Tổng Bí thư gửi lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất tới người có công đang được nuôi dưỡng.

 

Tổng Bí thư gửi lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Đồng thời, Tổng Bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước luôn coi chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội là một chính sách căn bản, quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thăm hỏi tặng những phần quà ý nghĩa.

 

“Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sỹ và người có công hoàn toàn có thể tự hào về truyền thống gia đình, sự đóng góp lớn lao có ý nghĩa của gia đình và người thân vào sự nghiệp và thành tựu chung của cách mạng” - Tổng Bí thư nói. 

Cũng tại buổi nói chuyện, Tổng Bí thư cho rằng trách nhiệm của toàn xã hội trong việc cùng chung tay giảm bớt nỗi đau, sự vất vả, những khó khăn của các Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân liệt sĩ. Tổng Bí thư cho biết thêm: “Cũng vì thế, từ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc chăm sóc thương binh liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, coi đây là gia đình ruột thịt của mình”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội.

 

Tổng Bí thư cho biết, cả nước có khoảng 9 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 800.000 thương binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày…“Những số liệu trên phản ánh những người có công trực tiếp, còn lại cả dân tộc ta là dân tộc anh hùng, gia đình nào gần cũng có công đóng góp. Nhờ công lao của các mẹ, thương binh, liệt sĩ và người có công, chúng ta mới có kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay” - Tổng Bí thư nhận định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

 

Nói chuyện với cán bộ, nhân viên Trung tâm, Tổng Bí thư cho rằng dù trong điều kiện còn khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn hẹp nhưng Trung tâm đã từng bước nâng cao chất lượng công việc, bằng tình cảm đã chăm sóc các Mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân liệt sĩ chu đáo.

Tổng Bí thư nhắc nhở các cán bộ Trung tâm trong công việc cần quan tâm hơn nữa các đối tượng chăm sóc. Vì đây là bổn phận trong việc bù đắp những mất mát, nhưng cũng là một vinh dự lớn, làm một nhiệm vụ cao quý, đầy tình cảm và ân nghĩa.

 

Theo ông Nguyễn Văn Nhiêu - Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, tiền thân của Trung tâm là Khu điều dưỡng thương binh nặng Hà - Sơn - Bình, được thành lập năm 1978, với số lượng thương bệnh binh được điều dưỡng tại Trung tâm là 650 người.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng và giải quyết chế độ chính sách cho thương bệnh binh nhẹ học nghề, chuyển nghành và phục viên; thương bệnh binh nặng về nuôi dưỡng tại gia đình.

Năm 1994, Trung tâm tiếp tục được giao nhiệm vụ nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công với cách mạng. Từ năm 1994 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 111 đối tượng vào nuôi dưỡng thường xuyên, trong quá trình nuôi dưỡng do tuổi cao, sức khoẻ yếu một số các cụ, các mẹ đã qua đời.

Trung tâm đang nuôi dưỡng 55 người gồm: 1 Mẹ Việt Nam anh hùng, 6 mẹ liệt sỹ, 32 vợ liệt sỹ, 9 con liệt sỹ; 6 người có công, 1 thương binh…

MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh