CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:54

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

- Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

+ Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;

+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai công tác năm 2023 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai công tác năm 2023 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;

+ Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Long

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Long

Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động

Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền:

- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, điểm b khoản 7 Điều 39, khoản 8 Điều 39 Nghị định này.

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các Điều 25, 26, 27 và khoản 9 Điều 39 Nghị định này.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 22, 23, 25, 26, 27, khoản 10 Điều 39 Nghị định này.

Trong đó có các nội dung liên quan đến vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động.

Thẩm quyền xử phạt của cơ quan bảo hiểm xã hội

- Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền:

+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.

- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền:

+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập có quyền:

+ Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

- Thủ tục xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều này và Điều 59 Nghị định này.

- Khi phát hiện hành vi giả mạo giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ; giả mạo văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d, đ khoản 5, khoản 6 Điều 7; điểm e, g khoản 6, khoản 7 Điều 13; điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều 25; điểm đ khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 26; điểm h khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 2 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Thủ tục xử phạt đối với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là người có thẩm quyền xử phạt); công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ;

+ Nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động;

+ Nhận được văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của người lao động. Nội dung văn bản thông báo phải được kiểm tra, xác minh tính chính xác trước khi lập biên bản.

- Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho người vi phạm và phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt nơi người lao động hiện đang cư trú để xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

- Việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 66, Điều 67 và Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả

Việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

BẢO NGỌC

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh