CHỦ NHẬT, NGÀY 08 THÁNG 09 NĂM 2024 07:57

Thái Bình nỗ lực triển khai hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh

Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND về việc triển khai hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Đồng thời Sở LĐ-TB&XH cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập các tổ công tác cấp tỉnh giúp UBND tỉnh kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Các huyện, thành phố đã chỉ đạo các địa phương triển khai việc rà soát, lập danh sách, thẩm định đối với các nhóm đối tượng bảo đảm hỗ trợ đúng, không bị trùng lặp trong quá trình xét duyệt và chi trả, thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

Thái Bình: Khẩn trương hỗ trợ người lao động gặp khó do dịch bệnh - Ảnh 1.

2.509 đơn vị với 152.933 lao động ở Thái Bình đã được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết 68

Theo đó, có 12 nhóm đối tượng được hỗ trợ. Tính đến ngày 10/9 đã có 162.933 người được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng số tiền hơn 13,6 tỷ đồng.

Tỉnh đang tập trung giải quyết thủ tục để hỗ trợ kịp thời NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương cho 214 lao động (trong đó có 12 lao động nữ mang thai; 126 trẻ em dưới 6 tuổi là con của NLĐ) với số tiền gần 1 tỷ đồng. Đối với NLĐ bị ngừng việc, đã thẩm định hồ sơ cho 167 trường hợp (trong đó có 6 lao động nữ mang thai; 89 trẻ em dưới 6 tuổi là con của NLĐ) tại 13 doanh nghiệp. Tổng kinh phí hỗ trợ là 262 triệu đồng.

Trong 12 nhóm đối tượng được hỗ trợ, nhóm đang điều trị Covid-19 và cách ly y tế chiếm số lượng lớn nhất. Sở Y tế đã trình UBND tỉnh Thái Bình ban hành quyết định hỗ trợ tiền ăn cho 403 trường hợp F0, F1 với số tiền là 617,64 triệu đồng (trong đó có 11 trường hợp F0; 392 trường hợp F1 và hỗ trợ thêm cho 51 trẻ em là F0, F1 với số tiền 51 triệu đồng).

 Nhóm đối tượng được hỗ trợ là hộ kinh doanh mới thẩm định hồ sơ được 32 hộ, tổng số tiền là 96 triệu đồng.

Đến nay, nhóm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã xác định được 2.509 đơn vị và số lao động được giảm 152.933 người, tổng số tiền tạm tính được giảm mức đóng 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) là hơn 40,3 tỷ đồng. Với các nhóm còn lại, các huyện, thành phố đang tiến hành rà soát, lập danh sách, nếu đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Là lao động tự do, chị Lê Thị Hiền (Thái Bình) được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Chị cho biết, tôi làm cắt tóc gội đầu, phải nghỉ việc nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt gia đình. Tôi rất vui khi nhận được khoản hỗ trợ này. Thủ tục làm hồ sơ nhận hỗ trợ đơn giản và nhanh chóng.

Cầm trên tay số tiền 1,5 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bà Nguyễn Thị Ché (56 tuổi) cho biết, dịch dã khiến tôi mất nguồn thu nhập. Nhà có 4 miệng ăn, nhờ vào tiền bán vé số hàng ngày được khoảng 300.000 đồng/ngày. Ở nhà không có nguồn thu mà các khoản chi phí thiết yếu vẫn phải lo. May có khoản tiền hỗ trợ, nên đỡ được một thời gian. Mong dịch bệnh chóng qua để cuộc sống trở lại bình thường.

Có thể nói, Nghị quyết 68 như "cánh cửa" mở ra đúng lúc, đúng thời điểm để NLĐ và người sử dụng lao động có được những cơ hội trong lúc khó khăn, thể hiện một quyết sách đầy tính nhân văn, tạo dựng niềm tin trong nhân dân. Chính sách thiết thực và phù hợp này không chỉ giúp NLĐ và người sử dụng lao động có thêm nguồn lực vượt khó mà còn trở thành điểm tựa để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh, vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch.

                                                                                                               

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Việt Cường

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh