Hàng nghìn người dự Festival Cồng chiêng Tây Nguyên 2018
- Văn hóa - Giải trí
- 03:14 - 01/12/2018
- Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 huy động 2000 nhân lực
- Thưởng thức văn hóa miền Đông Nam bộ: cồng chiêng, hát dân ca Xtiêng giữa lòng Hà Nội
- Kon Tum: Rộn ràng tiếng cồng chiêng đón Chủ tịch nước
- Kon Tum: Học sinh được truyền dạy cồng chiêng dịp hè
- Sẽ có nhiều không gian biểu diễn cồng chiêng
Lễ hội cồng chiên Tây Nguyên
Chủ tịch tỉnh Gia Lai - Võ Ngọc Thành phát biểu cho biết, Festival diễn ra từ ngày 30/11-2/12, chính là Lễ hội tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mục đích phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, còn tuyên truyền, vận động các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực, trong nước có ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cũng trong lúc là dịp để quảng bá hình ảnh Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó sẽ tạo đòn bẩy mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng để xứng với tiềm năng, thế mạnh trong tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia. Mang tầm khu vực đem lại ý nghĩa quan trọng.
Lễ hội đường phố
Lễ hội đường phố với chủ đề chính “Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây nguyên” sẽ có hơn 1.000 người thuộc 26 đoàn nghệ nhân đến từ Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng cùng 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai tham gia. Nghệ nhân của các đoàn và diễn viên trong trang phục truyền thống sẽ thể hiện nét đẹp văn hóa bản địa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết thành phố Pleiku, diễu hành trên các tuyến đường trung tâm của thành phố Pleiku Các hoạt động chính như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra tại công viên Diên Hồng, công viên văn hóa Đồng Xanh và sân nhà rông làng Ốp đều thuộc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", 5 tỉnh Tây Nguyên còn được dịp phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, lễ mừng lúa mới, lễ cúng cây nêu cầu an của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk, lễ cúng sức khỏe của người M’nông tỉnh Đắk Nông, lễ cầu an của người Ba Na tỉnh Kon Tum, lễ cưới của người K’ho tỉnh Lâm Đồng và lễ mừng nhà rông mới của người Jrai tỉnh Gia Lai và trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, các buổi triển lãm tranh, ảnh tư liệu về văn hóa cồng chiêng, được thưởng thức cà phê đường phố, ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền hội tụ
Lễ hội đường phố
Không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là sản phẩm du lịch bản địa.