THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:02

Dự án VSEP (Canada): Tập trung đào tạo giảng viên nguồn cho dạy nghề

 

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chia sẻ trong cuộc họp Ban chỉ đạo dự án kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam lần thứ 3, được tổ chức tại Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sáng 5/5.

            Ông Michael Emblem - Giám đốc VSEP báo cáo về tình hình thực hiện dự án trong năm 2015

Được biết, VSEP là một tổ chức của Canada, giúp Việt Nam triển khai kỹ năng nghề nghiệp tại các trường cao đẳng cộng đồng ở 3 tỉnh: Bình Thuận, Vĩnh Long và Hậu Giang.

Theo ông Michael Emblem, Giám đốc Ban chỉ đạo dự án VSEP cho biết, hiện VSEP tiếp tục triển khai 3 mục tiêu chính: hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường trình độ tay nghề cho lực lượng lao động, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nền kinh tế thị trường tự do; xây dựng các chương trình đào tạo ngày càng phù hợp với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp; chuyển giao phương pháp tiếp cận chương trình cao đẳng cộng đồng Canada tối ưu nhất đến các cơ sở tại Việt Nam.

            Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Giám đốc Tập đoàn VSEP góp ý cho dự án.

Cũng theo ông Michael Emblem, qua 2 năm hoạt động VSEP cơ bản đã thực hiện tốt 4 nhiệm vụ: xây dựng được chương trình, định hướng trong công tác đào tạo, tổ chức nhân sự, đào tạo các cấp lãnh đạo chuẩn bị cho dự án. Đặc biệt, VSEP còn thành lập Trung tâm Đào tạo Quản lý Tiên tiến (TCAM), đây là đầu mối trong việc xây dựng và chuyển hóa hệ thống TVET, đáp ứng nhu cầu lao động trên thị trường và phát triển năng lực cho người học.

        Ông Nguyễn Văn Thanh nhận xét về dự án VSEP. với báo chí

Đánh giá về những thành tựu đã đạt được, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ thêm: “ Đối với tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi thụ hưởng rất nhiều thành quả từ dự án đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kỹ năng, đồng thời tham gia nhiều hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu những ý tưởng mới, công nghệ mới trong lĩnh vực đào tạo hệ cao đẳng ở Canada”.

Đồng quan điểm với ông Thanh, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Giám đốc Tập đoàn Mỹ Lan (Trà Vinh) cũng đánh giá cao hiệu quả từ dự án, giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực có trình độ. Tuy nhiên, ông Mỹ cũng góp ý thêm: “ Ngoài việc doanh nghiệp chủ động hợp tác để có nguồn lao động tốt phục vụ sản xuất, tôi nghĩ các trường cũng nên năng động hơn trong đào tạo nghề, nắm bắt xu hướng thị trường lao động trong quá trình hội nhập”.

Theo kế hoạch của giai đoạn từ tháng 4/2016 - tháng 3/2017, VSEP tập trung vào việc tiếp cận xây dựng năng lực, tăng cường hợp tác giữa các trường cao đẳng, đào tạo kỹ năng quản lý và lãnh đạo, mua sắm thiết bị cho TCAM, tuyển dụng và ký hợp đồng với nhân viên TCAM, tổ chức hội thảo ở các tỉnh về nghiên cứu và rào cản, tổ chức tham quan học tập cấp cao lần thứ 2 sang Canada…

           Bà Brenda Cooke, đại diện Ban giám đốc dự án VSEP nhấn mạnh về công tác đào tạo giảng viên nguồn.

Góp ý cho kế hoạch, ông Trần Anh Tuấn, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị. “ Với 217 trường cao đẳng nghề trên toàn quốc, VSEP nên mở rộng đối tượng tham gia dự án (thay vì 3 tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Hậu Giang như hiện nay), đây là cơ hội để các trường tiếp cận và hưởng lợi từ dự án”.

Liên quan đến việc triển khai, bà Brenda Cooke, đại diện Ban giám đốc dự án VSEP nhấn mạnh:  “ Tập trung vào việc đào tạo giảng viên nguồn tại Canada, làm nền tảng để hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu sáng tạo nhằm phát huy kỹ năng, năng lực của mỗi cá nhân, tránh hiện tượng trang bị kiến thức cho sinh viên theo lối dạy truyền thống. Nếu thực hiện được như vậy, sinh viên mới đủ tự tin xin việc sau khi tốt nghiệp”.                                                                                                                    

Đào Hùng/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh