Tập thể dục có thể ngăn ngừa và trị trầm cảm
- Y học 360
- 22:04 - 15/09/2019
Thông tin từ Suckhoedoisong.vn cho biết: Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ 49 nghiên cứu tiền cứu với tổng số 266.939 người tham gia. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn như tuổi tác, giới tính sinh học hoặc tình trạng hút thuốc, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp giảm 17% nguy cơ trầm cảm.
Một phân tích trước đây thực hiện vào năm 2016, trong số 25 thử nghiệm ngẫu nhiên với tổng số hơn 1.487 người tham gia bị trầm cảm. Kết quả cũng chỉ ra rằng tập thể dục có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng trầm cảm lâm sàng.
Theo các nhà khoa học, tác động tích cực của hoạt động thể chất đối với sức khỏe tâm thần có thể là do tập thể dục sẽ giúp giảm viêm, bảo vệ sức khỏe tế bào và giúp tái tạo các tế bào não. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên thêm tập thể dục vào danh sách khuyến nghị để điều trị trầm cảm và hỗ trợ, hướng dẫn bệnh nhân trong việc xác định, thực hành các hình thức tập thể dục phù hợp.
Liên quan đến vấn đề sức khỏe, tin từ Vietnamnet cho hay: Nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm chưa được xác định rõ, nhưng từ những biểu hiện của người mắc trầm cảm, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Yếu tố di truyền
Ít người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
Stress kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
Do ảnh hưởng bởi một số bệnh
Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ... cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim... có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm.
Yếu tố nội tiết
Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
Những sự kiện chấn động
Sự căng thẳng quá độ đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống thường ngày, sự mất mát người thân, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh
Mất ngủ thường xuyên
Bạn ngủ quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
Tâm lý bi quan
Nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và ưa sự chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ trầm cảm đấy.
Yếu tố văn hoá - xã hội
Những sang chấn tâm lý - xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi. Những người nghèo hèn, rách nát thường bị coi thường, khinh miệt, nhất là trẻ em khi đến trường. Việc chúng khoác lên mình bộ quần áo bẩn thỉu hay không hợp mốt thôi cũng khiến lũ trẻ nhà giàu xỉa xói, điều này diễn ra nhiều gây trầm cảm, thậm chí là tự kỷ.
Trên đây là một vài nguyên nhân thường thấy nhất để biết bạn mắc trầm cảm là vì lý do gì. Bạn có thể tham khảo những nguyên nhân trên để có phương pháp nói chuyện với những người trầm cảm.