CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:30

Tạo việc làm cho người lao động – Động lực để Bắc Yên thoát nghèo

Ông Hồ Đăng Quang, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Bắc Yên cho biết, để thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách giảm nghèo, huyện Phù Yên đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các xã và người dân sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Chương trình 135... Huyện cũng tiến hành rà soát, xác định nguyên nhân nghèo ở các xã và chia các hộ nghèo thành các nhóm: Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; thiếu đất sản xuất; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; thiếu lao động; đông người ăn theo; không có khả năng lao động...

Tạo việc làm cho người lao động – Động lực để Bắc Yên thoát nghèo - Ảnh 1.

Nhiều người lao động được tạo việc làm ngay tại địa phương với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Trong 12 năm (từ 2008 - 2020), ngân sách Trung ương đã hỗ trợ trên 513.202 triệu đồng cho huyện thực hiện Nghị quyết 30a. Cùng với đó, ngân sách địa phương, sự hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cộng đồng, huyện đã triển khai các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. UBND huyện đã phân bổ 178.068 triệu đồng để triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề. Theo đó, đã hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho trên 5.000 hộ nghèo của các xã, thị trấn mua con giống bò, lợn và hỗ trợ nhân dân làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi; hỗ trợ 16 mô hình sản xuất; hỗ trợ các loại giống cây để phát triển sản xuất như: Sơn tra, chè, ngô, nhãn ghép... với 4.924 hộ hưởng lợi; hỗ trợ kinh phí cho 882 lượt cán bộ khuyến nông làm việc tại khuyến nông xã, bản.

Nhiều giải pháp hỗ trợ từng nhóm hộ nghèo đã được triển khai như: Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa qua đào tạo; hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi; hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho nhóm hộ không có vốn sản xuất... Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh dạy nghề tạo việc làm cho người lao động sẽ giúp giảm nghèo nhanh. Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có trên 14 nghìn người lao động tham gia làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong đó, có khoảng 4 nghìn người làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp tại địa bàn.

Thực tế cho thấy, lao động tại các xã không có việc làm và không có kiến thức, kỹ năng làm việc chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, để mục tiêu giảm nghèo đạt hiệu quả và đảm bảo tính bền vững, huyện đã chỉ đạo các xã tiến hành rà soát số lao động trong độ tuổi chưa có việc làm, có nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp và hiệu quả. Đồng thời, tổ chức hội nghị tư vấn việc làm, lựa chọn nghề để học cho hàng nghìn người trong độ tuổi lao động, như: Quân nhân xuất ngũ, người nghèo, học sinh lớp 12... 

Từ các nguồn vốn của Chương trình 135 và nguồn kinh phí đảm bảo xã hội của huyện được giao hằng năm, các xã đã tiến hành khảo sát lựa chọn đối tượng tham gia các chương trình đào tạo nghề, tập huấn hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật đối với nghề nông... Trong 12 năm, huyện hỗ trợ đào tạo nghề nâng cao dân trí thông qua tổ chức 62 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 2.292 lao động tham gia học nghề. Qua đó đã cơ bản làm thay đổi nhận thức của người lao động từ kỹ thuật canh tức, sản xuất lạc hậu sang sản xuất theo hướng khoa học gắn với sản xuất hàng hóa và thị trường. Ngoài ra, còn thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ mô hình kinh tế giảm nghèo...

Ông Quang cho biết: "Trung bình thu nhập của 1 lao động làm việc tại các nhà máy khoảng 4,5-5 triệu đồng/tháng. Theo tiêu chí chuẩn nghèo khu vực nông thôn thì mỗi hộ gia đình có 1 người trở lên tham gia lao động có thể giúp gia đình xóa được nghèo chiều thu nhập. Còn đối với những người lao động đi làm ăn xa, thu nhập thường cao hơn. Nếu làm phép tính 14 nghìn người lao động mỗi tháng có thu nhập khoảng 7 tỷ đồng. Đây là nguồn lực lớn của các gia đình ở nông thôn".

Cùng với đó là, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về hỗ trợ chính sách thông qua các hợp phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình 135 đã giúp cho người dân có thêm cơ hội để phát triển kinh tế: Mô hình trồng cây ăn quả có múi, mô hình chăn nuôi lợn,…

Phù Yên có cánh đồng Mường Tấc, tuy không phải quá rộng hay màu mỡ nhưng là điều kiện tốt để những người dân không có cơ hội tham gia làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp có cơ hội phát triển cây, con. Hiện ở huyện đã phát triển các mô hình trồng cây ăn quả có múi (thương hiệu cam Phù Yên đã được công nhận chuẩn Vietgap). Đối với với những xã ở vùng có cánh đồng Mường Tấc chuyển sang trồng lúa hữu cơ để nâng cao hiệu quả kinh tế. Những diện tích đất còn lại cũng được người dân chuyển sang trồng rau màu, củ quả….. hay phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ tăng thu nhập.

Thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo, tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Yên đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân 4%/năm. Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,5% , thu nhập bình quân đầu người đạt 34,4 triệu đồng. Huyện đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh