CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:02

Tăng trưởng GDP khó vượt 6,5%

Các chuyên gia của VEPR dự báo: Tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 sẽ ở mức 6% cho kịch bản thấp, và dưới 6,5% ngay cả cho trường hợp có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nhóm tác giả nhận định mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm 2016 do Quốc hội đề ra nhiều khả năng không thể đạt được.

Quang cảnh Hội thảo

Theo VEPR, chỉ trong trường hợp có những nỗ lực cải cách đột phá của Chính phủ mới, mang lại hiệu ứng kích thích mạnh mẽ tâm lý người tiêu dùng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư (cả trong khu vực tư nhân lẫn nước ngoài), thì tăng trưởng mới có thể đạt trên 6,5% và hướng tới mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm 2016, khả năng này có lẽ là rất thấp.

Mặc dù có những yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng trong trung hạn, kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn khó có khả năng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao khi những nền tảng cho tăng trưởng chưa được thiết lập chắc chắn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực từ môi trường xung quanh, khi các nền kinh tế mới nổi trong khu vực đang đối mặt với những thách thức suy giảm của hoạt động sản xuất. Theo TS Nguyễn Đức Thành (chủ biên báo cáo), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nền tảng thực sự của nền kinh tế còn yếu. Trong năm 2016, lạm phát trở lại là nguy cơ đáng chú ý nhất sau thời gian khá dài duy trì ổn định ở mức thấp.

Quý đầu tiên của năm 2016 đã chứng kiến tốc độ gia tăng xấp xỉ 1 điểm phần trăm của chỉ số CPI. Theo thông tư của Bộ Y tế - Tài chính, lần điều chỉnh tiếp theo chỉ diễn ra vào đầu quý 3/2016. Dù vậy, quá trình tăng học phí ở một số tỉnh có thể diễn ra, cùng với sự phục hồi của giá xăng dầu, sẽ tạo áp lực không nhỏ lên lạm phát ngay trong quý 2.

Sau khi phân tích yếu tố tích cực, tiêu cực, nhóm chuyên gia đưa ra dự báo tốc độ lạm phát chung cho cả năm 2016 sẽ ở quanh mức 5%. Trong kịch bản thận trọng, lạm phát vào khoảng 4,2%. Do mặt bằng giá trong năm nay có thể sẽ có những diễn biến phức tạp đến từ nhiều yếu tố ngoại sinh như thị trường thế giới, biến đổi khí hậu, gây xáo trộn về thị trường lương thực và nội sinh như khả năng kiểm soát cung tiền của Ngân hàng Nhà nước, biến động của tổng cầu, không loại trừ việc lạm phát 2016 sẽ vượt qua mức mục tiêu 5% của Chính phủ.

Về mặt bằng giá, Báo cáo dự báo mức lạm phát chung cho cả năm 2016 sẽ ở quanh mức 5%. Trong kịch bản thận trọng, lạm phát vào khoảng 4,2%. Tuy nhiên, do mặt bằng giá trong năm nay có thể sẽ có những diễn biến phức tạp đến từ nhiều yếu tố ngoại sinh như thị trường nguyên liệu thô thế giới (giá dầu ngừng giảm và có thể tăng nhẹ), biến đổi khí hậu (gây xáo trộn trên thị trường lương thực), các yếu tố nội sinh như chính sách tiền của NHNN và biến động của tổng cầu, không loại trừ mức lạm phát năm 2016 sẽ đạt 5,2%, vượt qua mục tiêu 5% của Chính phủ.

5 năm 2016-2020, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5%-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.200 – 3.500 USD. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng: Mục tiêu tăng trưởng bình quân từ 6,5-7% là rất tham vọng, khó khả thi trong điều kiện cấu trúc và môi trường thể chế như hiện nay, đi liền với khuynh hướng suy yếu và tính bất trắc của tổng cầu kinh tế thế giới.

Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng ước lượng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đến năm 2020 sẽ chỉ nằm trong khoảng 2.756 - 3.219 USD, thấp hơn mục tiêu 3.200 - 3.500 USD được xác định trong Văn kiện của Đại hội Đảng XII. TS Nguyễn Đức Thành cho rằng mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Việt Nam chỉ có thể vượt mức 6,5% nếu những động lực tăng trưởng có những cải thiện vượt bậc. 

Thanh Nhung/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh