Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác người khuyết tật
- Dược liệu
- 13:08 - 05/06/2020
Xác định toàn diện các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi
Mục đích của kế hoạch nhằm tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác người khuyết tật.
Xác định toàn diện các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Chỉ thị số 39-CT/TW.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước và tình hình thực tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, thực chất, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm lộ trình và phân công trách nhiệm tổ chức thự hiện Kế hoạch phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong các kế hoạch, chương trình, đề án về người khuyết tật, gắn cá mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu huy động sự tham gia của cá hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
Những nhiệm vụ và giải pháp mà Kế hoạch đặt ra là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật;
Đi liền với đó, là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật. Tổng kết, đánh giá tình hình 10 năm thi hành Luật Người khuyết tật và 5 năm thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật;
Rà soát, phát hiện những vướng mắc, hạn chế, bất cập, đê xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi , phù hợp với từng gia đoạn phát triển kinh tế- xã hội đất nước và các cam kết quốc tế.
Cùng với đó, tăng cường hoạt động tham vấn và phát huy vai trò, sự tham gia của người khuyết tật trong xây dựng và hực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người khuyết tật;
Nghiên cứu nâng dần mức trợ cấp xã hội
Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của người khuyết tật; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật;
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác người khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp người khuyết tật.
Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, đi lại;
Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội, góp phần tăng nhanh số lượng người khuyết tật tham gia mạng lưới an sinh xã hội;
Mặt khác, nghiên cứu nâng dần mức trợ cấp xã hội phù hợp với các mức sống trong xã hội; Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật…
Nghiên cứu xây dựng dự án sửa đổi bổ sung Luật Người khuyết tật
Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ướng rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này.
Trong đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) là cơ quan thường trực, chủ trì triển khai, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo theo quy định. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung của kế hoạch và pháp luật về người khuyết tật; giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm; nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật.
Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương sơ kết 10 năm thực hiện Luật Người khuyết tật và nghiên cứu xây dựng dự án sửa đổi bổ sung Luật Người khuyết tật; Tổng kết Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020, Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 – 2020, Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2012- 2020, trên cơ sở đó nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành các Đề án nêu trên giai đoạn 2021 - 2030 và tổ chức thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050.
Đáng chú ý, Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Bộ Lao động – TB&XH và các bộ, ngành liên quan để tích hợp các dữ liệu về người khuyết tật, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về người khuyết tật…