THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:09

Quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế - chính trị - văn hóa, xã hội và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như xuất phát từ thực tiễn cần phải có quy định về quản lý lao động (QLLĐ) nói chung, đặc biệt là quy định về mối quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng LĐ. Nên ngay từ Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012; trong đó lần sửa đổi năm 2012 là lần sửa đổi cơ bản, toàn diện khi đã có những quy định về QLLĐ. Trong đó đã phân định ra các nhóm đối tượng LĐ để quản lý như: LĐ làm việc cho các loại hình doanh nghiệp; LĐ làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, LĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

 

Lễ ký kết dự án phát triển mạng thông tin việc làm giữa Bộ việc làm - Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐ-TB&XH.

Lễ ký kết dự án phát triển mạng thông tin việc làm giữa Bộ Việc làm - Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐ-TB&XH.

 

Để hướng dẫn thực hiện các nội dung trong quy định của Bộ luật Lao động trong giai đoạn 10 năm (2008 - 2018), Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về: Việc làm; tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có quy định rõ về xử lý vi phạm đối với vấn đề tuyển dụng, QLLĐ Việt Nam làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng ban hành các Thông tư để hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên.Theo quy định của pháp luật, người sử dụng LĐ có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại LĐ để tuyển NLĐ Việt Nam; NLĐ có quyền trực tiếp với người sử dụng LĐ hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc, người sử dụng LĐ phải khai trình việc sử dụng LĐ; báo cáo tình hình thay đổi về LĐ, doanh nghiệp cho thuê lại LĐ phải báo cáo số LĐ cho thuê lại...

 

Thực trạng QLLĐ tại Việt Nam

QLLĐ Việt Nam làm việc tại Việt Nam những năm qua đã có những bước tiến đáng quan trọng. Công tác QLLĐ  nói chung được diễn ra khá đồng bộ trên phạm vi cả nước, cụ thể:

(1) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về QLLĐ Việt Nam làm việc tại Việt Nam được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ.

(2) Công tác QLLĐ đang dần phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển.

(3) Các quy định về vấn đề tuyển dụng, QLLĐ Việt Nam làm việc tại Việt Nam thời gian qua đã tạo điều kiện bình đẳng cho doanh nghiệp, tổ chức và người sử dụng LĐ trong việc tuyển và sử dụng LĐ, không hạn chế số lượng LĐ được tuyển theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, tổ chức.

(4) NLĐ có thể tự tìm kiếm việc làm hoặc thông qua tư vấn, giới thiệu của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm để tìm được vị trí việc làm phù hợp.

(5) Trình tự, thủ tục, hồ sơ trong tuyển và sử dụng LĐ đã giảm bớt thủ tục hành chính, phù hợp với tình hình thực tế.

(6)  Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLLĐ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng LĐ.

Các vấn đề đặt ra trong quản lý LĐNN

Bên cạnh những hiệu quả do họ mang lại còn có những hệ lụy đối với đời sống kinh tế xã hội như: (1) Không tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về visa, cấp phép, gia hạn cấp phép gây ra nhiều bất cập trong quản lý; (2) Tạo ra sức ép về việc làm, thu nhập cho lao động địa phương do dòng lao động phổ thông lách luật tràn vào; (3) Làm tăng gánh nặng lên cân đối ngân sách bởi họ sử dụng dịch vụ nhiều hơn đóng góp thuế. (4) Xung đột về văn hóaNhững khác biệt về văn hóa tới mức dẫn đến va chạm đã, đang và sẽ còn tạo ra sức ép chính trị tới việc quyết định và thực thi chính sách quản lý lao động nước ngoài. Những xung đột về văn hóa sẽ kéo theo nhiều bất ổn về chính trị và xã hội. (5) Tạo nguồn nhân lực thay thế LĐNN.

Đáng lưu ý, tại một số địa phương, vấn đề phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế chưa thực sự được quan tâm, chú trọng để trở thành động lực phát triển của kinh tế, việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chưa gắn với chương trình kinh tế - xã hội tại các địa phương; Việc tuân thủ các quy định của pháp luật cả NLĐ và người sử dụng LĐ chưa nghiêm, đặc biệt là công khai, minh bạch các điều kiện trong tuyển dụng LĐ, báo cáo biến động tình hình sử dụng LĐ của doanh nghiệp, tổ chức; Chưa có phần mềm QLLĐ chung để quản lý toàn bộ lực lượng LĐ trên phạm vi toàn quốc cũng như sự biến động LĐ làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức để có căn cứ xây dựng các chính sách và quy định cho phù hợp.

 

Học sinh trường PTTH Lục Yên tham gia tuyển dụng tại ngày hội việc làm.

Học sinh trường PTTH Lục Yên tham gia tuyển dụng tại ngày hội việc làm.

Nâng cao vai trò lao động nước ngoài ở Việt Nam

 

Thời gian tới, để tăng cường công tác QLLĐ cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế gắn với công tác QLLĐ.

Hai là, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, cần sớm trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012 theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho người sử dụng LĐ và NLĐ.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực gắn với chương trình kinh tế - xã hội tại các địa phương để đáp ứng nhu cầu về LĐ ở địa phương;

Bốn là, tăng cường quản lý lực lượng LĐ toàn xã hội để nắm được lực lượng LĐ và nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng LĐ; thanh tra, kiểm tra tình hình QLLĐ tại các doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp và NLĐ, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.

Năm là, tăng cường và tạo điều kiện cơ sở, vật chất cho bộ máy thực hiện QLLĐ Việt Nam làm việc tại Việt Nam trong tình hình mới.

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh