THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:39

Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng BTXH và hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ  có đối tượng BTXH và hộ đồng bào dân tộc thiểu số   - Ảnh 1.

Ông Đặng Kim Chung vụ trưởng, GĐ ban QL DA trung ương

Dự án "Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam" là một dự án vay vốn đầu tư nhằm hỗ trợ Bộ LĐ-TB&XH thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI "Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" bằng cách xây dựng các giải pháp hiện đại hóa hệ thống trợ giúp xã hội (TGXH), hợp nhất chương trình và quy trình triển khai các chương trình trợ giúp tiền mặt và thí điểm quá trình thực hiện hiện đại hóa tại bốn tỉnh tham gia dự án (Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng, Trà Vinh). Qua đó, dự án dự kiến sẽ đặt nền tảng vững chắc cho việc mở rộng quy mô hợp nhất và triển khai hệ thống hiện đại trên toàn quốc cho những năm sau 2020.

Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ  có đối tượng BTXH và hộ đồng bào dân tộc thiểu số   - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Nguyệt Nga, Chuyên gia kinh kế cao cấp, Ngân hàng thế giới

Theo Ban Quản lý dự án, mục tiêu chung của dự án là xây dựng một hệ thống quản lý và triển khai các chương trình TGXH nhằm hướng đến đảm bảo mức sống tối thiểu cho mọi người dân, góp phần giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Các mục tiêu cụ thể của dự án hướng đến là đề xuất lộ trình hợp nhất các chính sách hỗ trợ các hộ nghèo do các cơ quan khác nhau quản lý thành một gói trợ cấp gia đình. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng TGXH và hộ nghèo/cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn ở 4 tỉnh tham gia dự án (2015) và mở rộng ra toàn quốc (2016-2019). Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý (MIS) để tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng TGXH và đã đạt được các tiêu chí đặt ra. Công tác chi trả được đổi mới thông qua việc thí điểm sử dụng dịch vụ chi trả của bên độc lập (Bưu điện Việt Nam) đã cho kết quả thực hiện tốt và đạt được các tiêu chí đề ra đối với yêu cầu đổi mới công tác chi trả. Tách chức năng quản lý đối tượng khỏi chức năng chi trả, sử dụng cơ quan chi trả chuyên nghiệp dựa trên hợp đồng. Bên cạnh đó, dự án cũng đã phát triển đội ngũ cộng tác viên để hỗ trợ thực hiện các dự án.

Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ  có đối tượng BTXH và hộ đồng bào dân tộc thiểu số   - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Thêu PGĐ sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng phát biểu

Hầu hết các ý kiến thảo luận tại hội nghị, đặc biệt là ý kiến của 4 tỉnh tham gia dự án là Hà Giang, Trà Vinh, Lâm Đồng và Quảng Nam đều đánh giá cao tính hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. Bà Lê Thị Thêu, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban quản lý dự án "Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam" tại địa phương đánh giá, đến thời điểm hiện tại, cơ sở dữ liệu quốc gia đã được thiết lập trên địa bàn tỉnh, bao gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội. Trên cơ sở đó, cơ sở dữ liệu quốc gia thường xuyên được cập nhật để phục vụ công tác theo dõi, quản lý và in danh sách chi trả hàng tháng. 100% các huyện, thành phố có thông tin hộ gia đình hưởng lợi được số hóa và duy trì trong hệ thống MIS. 80% hộ gia đình nhận được được nhận được các khoản trợ cấp hàng tháng đúng thời hạn cho các chương trình trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh từ ngày 5-18 hàng tháng theo quy định. 

 

NGỌC MINH - LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh