Tăng cường công tác phòng, chống bệnh thuỷ sản nuôi
- Tây Y
- 13:26 - 07/04/2021
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, phổ biến chính xác thông tin tình hình, mức độ và nhận định nguyên nhân cua chết, không để người dân hoang mang và chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản nuôi. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, nuôi cua theo hướng phòng bệnh, đảm bảo an toàn sinh học.
Ngoài ra, báo cáo, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn xử lý. Đồng thời, khẩn trương phối hợp với các viện, trường tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nhận định của người dân và nguyên nhân cua chết, tôm nuôi quảng canh cải tiến giảm năng suất, qua đó đề xuất biện pháp khắc phục.
Sau công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng trên ao nuôi tôm, cua.
Để phòng ngừa ký sinh trùng trên ao nuôi tôm, cua, người nuôi cần cải tạo vuông nuôi triệt để, đúng quy trình kỹ thuật. Trước khi vào mùa vụ, thả giống, đặc biệt những vuông nuôi đã, đang có cua chết, cần phơi đầm, sử dụng vôi để cải tạo, diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, giáp xác nhỏ trong ao nuôi (liều dùng trên bao bì sản phẩm).
Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi: Đối với vuông nuôi có diện tích lớn (tôm - rừng), cần chủ động bao ví bằng lưới mành khu ương nuôi, trước khi thả giống, sử dụng BKC, lodine,... để diệt mầm bệnh, sau đó sử dụng phân gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên.
Thả giống với mật độ vừa phải: Vùng nuôi quảng canh (tôm - rừng) sử dụng con giống được thuần dưỡng 2, 3 giai đoạn, khuyến cáo mật độ thả nuôi tôm từ 3 - 5 con/m2; cua nuôi mật độ từ 0,5 - 01 con/m2.