CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:34

Tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động thích ứng với tình hình dịch

Đảm bảo phòng chống dịch Covid 19 tại các doanh nghiệp.

Đảm bảo phòng chống dịch Covid 19 tại các doanh nghiệp.

Theo đó,  để kịp thời chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm quyền được làm việc an toàn của người lao động, sự phát triển ổn định của doanh nghiệp trong tình hình mới, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động để người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh; đồng thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương:  Ưu tiên nguồn lực cho công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động (bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động), cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động nói riêng, của người dân nói chung góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động. Công khai thông báo các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; phòng ngừa tai nạn lao động kết hợp phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc;

 Tập trung điều tra, xử lý nghiêm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

 

Các Sở LĐ-TB&XH các địa phương:  Dự báo tình hình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn để tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;  Hướng dẫn các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động.

4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tại nạn lao động, đảm bảo an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.

NGUYỄN SÍU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh