CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:08

Dừng chân ở thung lũng vàng

Ruộng bậc thang được Bộ Văn hóa Thể thaoDu lịch công nhận 3 xã Chế Cu Nha, Zế Xu Phình, La Pán Tẩn đã xếp hạng danh thắng di tích cấp quốc gia.

 Tôi  đi khắp huyện Mù Căng Chải, là nhhững con đường như dải lụa xanh rợn chân mây, là đồng màu, là rơm vàng đã sau cày ải để trồng ngô và trồng đay. Khi lữ khách phải vượt qua đèo Khau Phạ dài 30 cây số chỉ kém đèo Pha Đin  2 cây số, nhưng đường quốc lộ 32 dốc cao không kém gì đường quốc lộ 6, tạo ra một vòng cung Tây Bắc vừa hiểm trở vừa bí ẩn.

   Sau mùa gặt ở Mù căng Chải không chỉ có ruộng bậc thang, bảng lảng mây,và sương mù. Bảng lảng lúa  vàng  trong các thung lũng tháng 9 . Ruộng bậc thang còn chảy tới nhiều con suối không tên. Nhưng người Mông , người Dao, Phù Lá , mặc áo rực rỡ, gùi lúa về bản.

Khi hạt lúa nếp Tú Lệ ở Mù Căng Chải, gạo tẻ sén cù  ngon xếp vào bậc nhất nước Việt. Người  miền xuôi sành ăn , lên Yên Bái sẽ chờ ăn cơm mới, ăn xôi đồ với lá tím, thứ xôi ngũ sắc  được đồ trong  các chõ gỗ, hoặc bằng đất thó, thơm lừng , hạt gạo dẻo quánh mà hạt gạo vẫn không dính tay.

 Đồng lúa ở ruộng bậc thang  Mù Căng Chải một năm chỉ cấy hái một vụ, thưa thác mới có ruộng trồng thêm rau màu, trồng đay. Còn để cho đất thở. Bà con bảo thế.

Vụ  cây đay chỉ trồng 70 ngày có thể cắt về phơi, nhuộm phơi và đem dệt vải.

Chị Chảo Kim Mẩy người Dao ở bản La Pán Tẩn bảo rằng: Chị và các con đã gặt xong rồi, bây giờ các con học chữ, và chị cũng học chữ phổ thông để nói chuyện với khách du lịch, và cả người nước ngoài nữa, họ đến đây nhiều lắm, xem bản thôi, và xem ruộng nữa. Họ rất hay đi xem ruộng.

Người Dao ngàn xưa đến nay ở Mù Căng Chải có một nền văn hóa đẹp, đó là  giọng hát giao duyên vào ngày hội; ngày lễ mừng cơm mới; ngày lễ hội Đông Cuông; ngày lễ tết nhảy. Họ chăm chỉ trồng đay, thêu dệt mũ áo váy với những hoa văn rực rỡ, đẹp mê hồn để rồi đi lễ hội.

Chót vót trên thung lũng ở Mù Căng Chải, là nhà cháu Giàng Thị Văn, cháu bảo đi một tí thôi, mà một tí là leo núi, ruộng bậc thang nửa ngày mới tới bản văn hóa người Mông. Bản chỉ có khoảng hơn 60 nóc nhà, mái vừa mới lợp phi pờ rô xi măng, ngói xám ngoét.

Tường nhà thưng đất thó 100%. Có nhà còn trộn rơm pha đất phết thành tường nhà. Mùa đông tường đất rất ấm, mùa hè lại rất mát.đất đã chở che cho người dân vùng cao ngàn đời nghèo khó những ấm áp mát lạnh của tự nhiên. Ngàn đời không cần đến điều  hòa nhiệt độ. Ngàn đời chưa đổi thay tường đất thó.

Chỉ e dọc đường đi sẽ bắt gặp thưa thác một ngôi nhà tường xây gạch, quét vôi trắng, lợp tôn. Tôi chỉ e sau này những năm của đầu thập kỷ 21, họ dỡ đi tường trình, những ngôi nhà gạch mọc lên, ở thôn bản, ở góc chợ miền núi phá vỡ đi những mảng kiến trúc nguyên sơ.

Bản làng ở xã La Pán Tẩn, hay Chế Cu Nha, khi  đi qua những thung lũng lúa, nhiều nhà, phơi ngô đỏ ngô vàng dát kín trần nhà. Ngước nhìn thấy ấm vụ bội thu, bếp nhà nào cũng ử tro, hễ thổi nhẹ lửa sẽ bùng lên. Và sau nửa câu chuyện, bạn sẽ được chủ nhà thết xôi ngũ sắc, chủ nhà thết thịt trâu sấy khô, và rượu ngô còn nóng. Lữ khách còn được mời món rau cải nướng với lá rứa thơm.

Những thứ lá thơm vừa là thuốc bổ, chỉ có đồng bào vùng núi cao mới biết. Người miền xuôi ngơ ngác suốt đời trước những chiếc lá bí ẩn vừa là rau ,vừa là thuốc giúp ích cho sức khỏe con người.

Theo bà con bản làng cho hay thì tương lai huyện Mù Căng Chải, huyện Nghĩa Lộ sẽ có những sản phẩm du lịch độc đáo như ruộng bậc thang, đồi chè cổ thụ Suối Giàng ngàn năm không thay đổi ở độ cao hơn 1000m so với mắt biển. Cả một vệt du lịch sinh thái, khi  leo núi thăm những vạt chè cổ thụ, những ruộng bậc thang, những thung lũng lúa vàng chìm trong sương mù sẽ không có gì đổi thay.

Nhưng trong mắt lữ hành gia chỉ e một vệt kiến trúc thôn bản nguyên sơ sẽ bị phá vỡ. Đó là những ngôi nhà đất thó sẽ thay thế nhà gạch, lợp ngói đỏ manh mún như xôi đỗ dọc đường. Dù chỉ một nhà bê tông hóa kiểu  thành thị hóa cũng rất dễ phá đi nét đẹp của vùng núi non sơn cước này.

Khu vực Đại Cại, Bến Lăn, nhiều đá cuội của văn hóa Sơn Vị còn bỏ ngỏ chưa níu chân du khách. Chùa Tháp Hắc Y mang kiến trúc thời Trần, đền Đông Cuông, di tích Căng, và đền Nghiã Lộ với những lễ  hội Thẩm Hoa, Thẩm Lé ngàn năm chưa xóa nhòa trong nỗi nhớ của người Dao, người Thái, người Mông.

Vào bản vùng cao ở Mù Căng Chải, bạn có thể cùng người dân bản pha sáp ong vẽ lên vải đay. Bí quyết truyền đời mà người dân tộc mặc vải đay, bởi vì côn trùng rất kỵ loại vải này, nên họ mặc vải đay còn được cả sức khỏe nữa. Bạn cũng có thể tham gia vào ngồi nấu bạc và đúc bạc với người Mông. Họ chế tác thủ công vòng đeo tay, đeo chân, khuyên tai rất giỏi, nữ trang bạc rất đẹp.

Đã có nhiều lữ hành gia quốc tế, họ đã đi trước chúng ta một bước. Họ đam mê du lich khám phá, và họ ghi chép bằng ảnh trước sự đổi thay của

Mù Căng Chải. Đó là những chiếc xe máy thay ngựa, những chiếc chảo ăng ten trên nóc nhà, những chiếc tivi và cát sét. Chính những đồ điện tử hiện đại này đã biến rất nhiều thôn bản nhiều nhà không bao giờ khóa cửa thì nay những ngôi nhà đất thó cũng đã bắt đầu có khóa cửa.

Tôi không biết mình nên vui, hay nên buồn bởi những chiếc khóa cửa của các thôn bản nguyên sơ ở vùng cao Tây Bắc đang tiến vào cuộc sống hiện đại hóa. Những chiếc khóa cửa ở vùng cao lẽ nào cũng khóa cái nhìn xanh thẳm vốn đã thẳm xanh ở vùng nước non xanh ngàn trùng này.

Hoàng Việt Hằng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh