THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:39

Đổi thay ở Tân Phước

 

Nhân dân và Chính quyền chung sức phát triển vùng đất mới.

Vào những ngày đầu năm, chúng tôi về lại xã Thạnh Tân huyện Tân Phước để thăm thiếu tá Nguyễn Ngọc Luyện, người đã từng tham gia chiến đấu ở Sư đoàn 8 bộ binh, trong các chiến trường miền Nam và Campuchia, người đã từng tháp tùng đoàn khảo sát do Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu tham quan đánh giá vùng đất trên trước khi thủ tướng ký quyết định thành lập huyện Tân Phước. Sau khi thành lập huyện, ông cũng là người tiên phong về đây lập nghiệp, rời bỏ huyện Cai Lậy về Thạnh Tân với tâm quyết biến nơi đây sẽ là vùng đất trù phú trong mai sau như đánh giá của đoàn khảo sát.

 

Tân Phước ngày mới

 Ông Luyện cho biết, Tân Phước là một vùng đất hoang, khi ông về nơi đây còn là trũng thấp hoang vu lắm, chưa dân cư sinh sống, toàn là cây hoang tự nhiên như: cây bàng, cây đưng, năn, mua, bình bát, choại, vì vậy rất đa dạng về động vật như: Chim, cò, rắn, cá..vv, khi tôi hỏi tại sao vùng này hoang vu vậy ? thì ông cho biết trong chiến tranh đây là vùng trắng, Mỹ nguỵ oanh kích tự do thời điểm đó là con đường trung chuyển vủ khí cho quân ta. Sau khi nghị định 68/1994/NĐ-CP ngày 11/7/1994, được ban hành, thì Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Tiền Giang, chỉ đạo khai phá khai hoang vùng đất này, tập trung xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp, thời đó các Nông - Lâm trường, trang trại đóng vai trò chủ lực trong công tác khai hoang và đào kênh, nạo vét xả phèn, dẫn nước ngọt, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, điện, xây dựng trường, trạm, đồng thời vận động nhân dân đến khai hoang sản xuất, thành lập vùng kinh tế mới.

Theo báo cáo mới đây, thì hiện nay toàn xã Thạnh Tân có 598 hộ, với 2.285 nhân khẩu định cư lập nghiệp, với diện tích tự nhiên là 3.319,8 ha, chủ yếu là vùng chuyên canh cây khóm  với DT 1.905 ha và phần còn lại là cây tràm công nghiệp, tuy nhiên các hộ trồng thàm theo dự án 327 và 661 là khu vực nằm trong vùng đệm khu bảo tồn sinh thái đồng tháp mười, nên phần lớn người dân sống bằng nghề làm thuê, vì vùng sâu vùng xa nên phần lớn vẫn thiếu điện và nước sạch, cầu, đường chưa có nên rất cần sự hổ trợ từ chính quyền địa phương và trung ương.

Tân Phước vùng đất mới đầy hứa hẹn.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thời gian tới, UBND huyện Tân Phước đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển diện tích cây khóm đây là loại cây trồng chủ lực tại địa phương, bên cạnh đó, tập trung rà soát các cụm công nghiệp, mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và nông nghiệp đô thị theo quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, Phát huy thế mạnh các ngành sản xuất chủ lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ nông dân đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao tại các xã.Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề mới trên địa bàn.

Mới đây ngày 29/12/2015, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Tân Phước tổ chức lễ ra mắt cơ sở thờ tự văn hóa Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác, tọa lạc ấp I, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là cơ sở thờ tự thứ 8 của huyện Tân Phước được công nhận cơ sở thờ tự văn hóa. Được biết Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác tích cực vận động các mạnh thường quân, phật tử đóng góp để phối hợp với chính quyền địa phương xã, ấp tặng quà, giúp đỡ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn….  

 

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Luyện (bên trái) trao đổi công việc với các cộng sự

 

Ông Nguyễn Thanh Hải, Tỉnh Ủy viên, Bí thư huyện ủy Tân Phước cho biết, thêm mặc dù,tình hình phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân huyện Tân Phước  đã nỗ lực vuợt qua khó khăn, đoàn kết, phát huy tính năng động, sáng tạo, tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với sự quyết tâm thực hiện đạt kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân trên địa bàn, đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện và UBND các xã tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội cần xác định lợi thế của địa phương, có những giải pháp thật cụ thể, tập trung phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh, hiện đại, giải quyết việc làm, ổn định nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện 2015 - 2020, gắn với sự phát triển chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.  Xây dựng các khu công nghiệp kỹ thuật cao có hàm lượng chất xám lớn, từng bước giảm dần gia công; mở rộng nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới…

Với quyết tâm của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tân Phước và nhân dân địa phương, hy vọng tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2016 trên địa bàn huyện  sẽ có những bước chuyển biến tích cực và bền vững hơn./.

Hữu Hiệp/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh