CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:17

Tấn Đạt nhớ lại lúc mới đi hát “bị ép giá hát 5 bài nhưng chỉ trả 75 ngàn đồng”

Năm 2010, anh thi Tiếng hát truyền hình và đạt giải Khuyến khích. Sau đó, anh không tham gia tranh tài trong các cuộc thi vì muốn tập trung hoàn thành vào việc học ở trường. Tốt nghiệp nhạc viện, Tấn Đạt bắt đầu đi dạy. Đến năm 2019, anh nhận thấy sự “chín mùi” trong giọng hát nên quyết tham gia một cuộc thi âm nhạc và giành quán quân.

Xuất thân trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Tấn Đạt nhớ lại khoảng thời gian đầy khó khăn khi bước chân vào Sài Gòn theo con đường ca hát chuyên nghiệp, đầy thử thách. Anh có nhiều năm chật vật vì đi hát mãi không có tên tuổi: “Trước khi trở thành quán quân một chương trình truyền hình vào năm 2019, tôi có khoảng thời gian kinh khủng. Tôi liên tục bị chèn ép khi đi hát ở các quán cà phê phòng trà. Mỗi đêm tôi hát 4 -5 bài nhưng người ta trả tôi 75 ngàn đồng. Số tiền ấy đủ tiền xăng cho ngày hôm đó. Tôi đi hát thêm ở  đám cưới để trang trải. Sau này đi thi có kinh nghiệm, được giải cao, bạn bè, anh chị đồng nghiệp mới giới thiệu show diễn, thu nhập của tôi cũng tăng từ đó”.

Tấn Đạt từng được khán giả biết đến khi thủ vai chàng Từ Thức trong vở nhạc kịch đình đám "Chuyện tình nàng Giáng Hương" công diễn tại TP.HCM. Anh sở hữu giọng hát giàu cảm xúc, kỹ năng thanh nhạc điêu luyện.

Tấn Đạt nhớ lại khoảng thời gian “kinh khủng”, chật vật đi hát vì không có tên tuổi

Tấn Đạt nhớ lại khoảng thời gian “kinh khủng”, chật vật đi hát vì không có tên tuổi

Khi nhận tham gia chương trình Người kể chuyện tình, nam ca sĩ đến từ Đà Nẵng thú nhận khá đắn đo. Tuy nhiên, anh quyết định bắt lấy cơ hội này: “Tôi thích thử thách vì muốn khám phá bản thân có thể làm được gì ngoài việc đi hát. Đặc biệt khi fomat chương trình rất hay, ca sĩ vừa diễn xuất, vừa hát. Với tay ngang diễn xuất, đây là một thử thách".

Tấn Đạt thổ lộ từng học qua dòng opera cổ điển, dòng nhạc hàn lâm này tương đối khó nghe. Khi rời trường, anh vận dụng kinh nghiệm, chuyên môn nhưng chọn bài hát nhẹ nhàng, dễ lấy tình cảm của khán giả để trình diễn. Anh yêu thích những ca khúc nhạc xưa, tiền chiến, những bài trẻ đương đại và thả lỏng bản thân khi trình diễn.

Tấn Đạt rơi nước mắt khi gặp lại ca sĩ Quốc Đại, tiết lộ câu nói đầy cảm động của người thầy cũ

Tấn Đạt rơi nước mắt khi gặp lại ca sĩ Quốc Đại, tiết lộ câu nói đầy cảm động của người thầy cũ

Nhìn lại chặng đường nghệ thuật, Tấn Đạt thú nhận ai cũng nhận xét là anh khá hiền, khó phù hợp khi cạnh tranh trong nghề, vì thế anh mới cơ duyên đi dạy học trò. “Bản tính tôi là vậy, tôi cũng không muốn thay đổi bản thân. Ngoài đi hát, tôi còn đi dạy học và rất thương học trò của mình. Ngày nào đi thi, tôi cho các em nghỉ và dạy bù vào hôm sau. Tôi dạy luyện thanh, cách hát các ca khúc. Làm nghề nào cũng cần phải có tâm, nhất là người làm thầy. Tôi thích dạy học vì cũng có nhiều bạn tiềm năng, giúp các em áp dụng những thực tiễn ra làm nghề, học chuyên sâu về kỹ thuật hát và kiến thức chuyên ngành”. Tấn Đạt cho biết giấu học trò, lẫn đồng nghiệp việc tham gia Người kể chuyện tình: “Tôi giấu học trò, gia đình, đồng nghiệp bởi muốn tập trung cho cuộc thi này. Đây cũng có thể là cuộc thi cuối cùng về ca hát mà tôi tham gia”.

Nhìn lại những năm tháng đi hát, Tấn Đạt hối tiếc vì bản thân đã không mạnh mẽ, dữ dội, lì lợm hơn để đương đầu với thử thách. Tuy nhiên hiện tại anh khá cầu toàn, nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, thể hiện bản thân bằng âm nhạc. Tại Người kể chuyện tình, mỗi khi trải qua một vòng thi, anh càng bị cuốn vào câu chuyện, bài hát qua mỗi tuần.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh