THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:16

APEC 2017: Công nghệ, thương mại dịch vụ chiếm vai trò cơ bản trong thương mại quốc tế

 

Cùng với Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI) đã tổ chức hai cuộc họp quan trọng: Đối thoại công tư về Kế hoạch khung về kết nối chuỗi cung ứng (SCFAP) và Đối thoại chính sách thương mại để nâng cao hiểu biết về các biện pháp phi thuế quan trong ngành thực phẩm. Ủy ban Kinh tế (EC) tổ chức Hội thảo về sử dụng các công cụ quốc tế nhằm tăng cường thực thi hợp đồng trong chuỗi cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp toàn cầu (bao gồm cả SME).  Nhóm công tác về luật và chính sách cạnh tranh (CPLG) tổ chức Hội thảo về quyền hạn điều tra của các cơ quan cạnh tranh.  

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ngày 23/2, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ban Thư ký APEC quốc tế tổ chức “Đối thoại công tư APEC về Dịch vụ”. Đây là một trong những hoạt động hợp tác đầu tiên của Năm APEC do Việt Nam làm chủ nhà với gần 200 hoạt động sẽ được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam trong năm 2017.

Các đại biểu dự hội nghị Đối thoại công tư APEC về dịch vụ

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhấn mạnh về tầm quan trọng của loại hình dịch vụ. Theo ông Thái, song song với sự phát triển nhanh chóng của nhân loại, nhu cầu của con người về sử dụng các loại hình dịch vụ cũng ngày căng gia tăng. Hơn nữa, với sự tiến bộ vượt bậc của các loại hình công nghệ, thương mại dịch vụ càng chiếm vai trò cơ bản trong thương mại quốc tế và góp phần đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cũng như khu vực. Càng ngày, thương mại hàng hóa và các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế càng phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ như: dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, dịch vụ logistics cũng như các dịch vụ viễn thông, xây dựng cơ bản, kiểm toán, kế toán v.v... Hơn nữa, thương mại dịch vụ cũng là lĩnh vực có nội hàm và cơ cấu phân ngành đa dạng nhất và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của nền kinh tế hiện đại. Thực tế đã cho thấy, những nền kinh tế có tỷ lệ thương mại dịch vụ càng lớn trong GDP, nền kinh tế đó càng ở giai đoạn phát triển cao hơn so với những nền kinh tế có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất cao trong GDP.

Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các dịch vụ cơ bản hầu như sụt giảm hoặc tăng trưởng không đáng kể trong các năm 2015-2016, do sự sụt giảm về nhu cầu tại các nước đang phát triển, chỉ có dịch vụ du lịch là có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tại khu vực châu Á, như tại Thái Lan và Nhật Bản, nơi có dịch vụ du lịch phát triển.

Đánh giá về sự hợp tác dịch vụ trong APEC thời gian qua, ông Thái chỉ ra rằng, tầm quan trọng của lĩnh vực dịch vụ đối với khu vực nói chung, đối với từng nền kinh tế nói riêng, cũng như xét tiến trình và hiệu quả hợp tác về dịch vụ trong APEC chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của khu vực, năm 2015, các nhà Lãnh đạo APEC đã thông qua Khuôn khổ hợp tác dịch vụ APEC (APEC Services Cooperation Framework - ASCF) tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 23 tại Ma-ni-la, Phi-líp-pin. Sau đó, nhằm triển khai ASCF, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 24 tại Li-ma, Pê-ru đã thông qua Lộ trình năng lực cạnh tranh về dịch vụ APEC (APEC Services Competitiveness Roadmap - ASCR) hướng tới thiết lập một môi trường dịch vụ cạnh tranh bình đẳng và minh bạch trong khu vực tới năm 2025. Một trong những mục tiêu của Lộ trình là đến năm 2025, APEC sẽ vượt mức 6,8% tăng trưởng dịch vụ đã từng đạt được trong lịch sử và tỷ lệ phần trăm giá trị gia tăng của lĩnh vực dịch vụ trong GDP khu vực APEC sẽ cao hơn mức bình quân của toàn thế giới. Liên tục trong những năm qua, APEC cũng đã tổ chức nhiều Đối thoại công tư về dịch vụ, nhằm củng cố hợp tác về dịch vụ trong APEC tương xứng với các chương trình hợp tác về thương mại và đầu tư của APEC trong thời gian qua.

Vì vậy, nhằm triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo APEC về tăng cường hợp tác dịch vụ trong khu vực, thực thi ASCF và ASCR, Việt Nam đã phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức Đối thoại công tư APEC về Dịch vụ. Mục tiêu chính của Đối thoại nhằm tạo điều kiện để các diễn giả khu vực và quốc tế cũng như đại biểu, các nhà hoạch định chính sách và đại diện công đồng doanh nghiệp APEC thảo luận, trao đổi kiến thức, chia sẻ quan điểm nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác dịch vụ trong APEC, cũng như giải quyết các rào cản chính sách đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực; đặc biệt đối với 3 lĩnh vực dịch vụ quan trọng là: phân phối, giao thông vận tải và logistics... để xây dựng các khuyến nghị trình lên Nhóm chuyên gia về dịch vụ (GOS) và các ủy ban, nhóm công tác liên quan của APEC.

Các đại biểu tại cuộc họp Đối thoại công tư về dịch vụ


NGỌC MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh