"Tam quan" của người trưởng thành: Tử tế, tự giác kỉ luật, giữ chừng mực
- Chia sẻ
- 18:05 - 03/09/2020
1. Tử tế
Giá trị của núi, không nằm ở núi non trùng điệp, mà nằm ở vị trí địa lý của nó.
Sự quan trọng của nước, không nằm ở sự tích tụ của nước, mà nằm ở chỗ nó bao dung vạn vật.
Nhân phẩm của một người, không nằm ở tầng lớp xuất thân, mà nằm ở một tâm hồn thuần khiết, tử tế.
Nói năng tử tế, là đạo đức tốt nhất
Một người có đạo đức, thường nói năng tử tế, khi nói luôn để ý tới cảm xúc của người khác, không khiến đối phương phải cảm thấy khó chịu hay xấu hổ.
Nói năng tử tế, là biết chịu trách nhiệm với cảm nhận của người khác, cũng là biết chịu trách nhiệm với lời nói của mình.
Một người nói năng tử tế, tự nhiên là người vô cùng bao dung, vị tha và có một đạo đức vô cùng tốt đẹp.
Phẩm hạnh tử tế, là thương hiệu cá nhân tốt nhất
Đối mặt với mưu sinh, với cuộc sống, chúng ta ắt hẳn luôn không ngừng tự nhủ với mình rằng không từ bỏ, không từ bỏ, phải kiên trì tới cùng.
Dù con đường phía trước có chông gai gập ghềnh tưới đâu, cũng hãy luôn thắp ngọn đèn tử tế trong trái tim, kiếm tìm trong bóng tối, luôn tiến về phía trước, và rồi bạn cũng sẽ đón nhận được thứ ánh sáng thuộc về mình.
Nỗ lực trở thành một người có phẩm hạnh trong sạch, tử tế, tiến lên với tất cả năng lượng và nhiệt huyết của bản thân. Nhân phẩm tốt vĩnh viễn là ánh sáng trong cuộc sống và là cơn mưa gột sạch mọi bụi bẩn, tối tăm của cuộc đời.
Tâm hồn tử tế, là sự lương thiện tốt nhất
Nhà viết kịch người Nga, Anton Pavlovich Chekhov từng nói: "Mọi thứ của con người đều nên là sự trong sạch, bất luận là diện mạo, trang phục hay tâm hồn, tư tưởng."
Trong sach, tử tế, quan trọng là ở chỗ phải "sạch" cả ở trong lẫn ở ngoài, là sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành động, trong thế giới phức tạp, hãy sống một cách thật quang minh chính đại và khảng khái.
2. Tự giác kỉ luật
Tự giác kỉ luât là phương thuốc tốt nhất giúp chữa lành mọi mơ hồ, hoang mang.
Khoảng cách lớn nhất giữa người với người, nằm ở tự giác kỉ luật
Có một câu nói như này: "Cái gọi là kỉ luật tự giác, chính là nguyên tắc quan trọng để giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống với một thái độ tích cực và chủ động."
Đời người có rất nhiều nỗi đau, khó khăn, vấp ngã, nhưng chúng không phải là thiên tai mà chúng ta không thể chống lại, mà đều chỉ là những trở ngại nhỏ có thể giải quyết, có thể vứt bỏ và thay đổi.
Nếu chỉ biết sống kiểu tiêu cực, thụ động, cuộc sống sẽ không có sự thay đổi, 1 năm, 5 năm, 10 năm sau bạn cũng vẫn chỉ là bạn của ngày xưa, chỉ là bạn già đi 1 tuổi, 5 tuổi hay 10 tuổi, còn những nỗi đau, những sự vất vả thì vẫn chỉ là nỗi đau và vất vả.
Khi bạn tích cực chủ động đi giải quyết vấn đề, khó khăn sẽ trở thành hạt cát nhỏ bên trong con trai, nhất định vào một ngày nào đó, nó sẽ phát sáng và quét sạch bụi tàn trước đó.
Tự giác kỉ luật lâu dài, thứ đổi lại được đó là những thành tựu lớn hơn ngày hôm qua, những thành tựu sáng chói hơn năm ngoái. Không chịu đựng được sự vất vả của tự giác kỉ luật, ắt phải chịu cái khổ của cuộc sống mưu sinh vất vả.
Tự giác kỉ luật, không có đường tắt để đi
Nhà tâm lý học người Mỹ Clark đã từng nói: "Giai đoạn đầu của tự giác kỉ luật là phấn khích, giai đoạn giữa là đau khổ, giai đoạn sau là hưởng thụ, khi bạn bắt đầu tận hưởng sự tự giác kỉ luật, bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống bớt được đi rất nhiều thất vọng và lạc hướng."
3. Giữ chừng mực trong các mối quan hệ với người khác
Tôi từng đọc được một câu nói như này:
"Đừng bao giờ đặt tình bạn lên một vị trí quá cao, có những người bạn sẽ đem tới cho bạn những thứ tốt đẹp ở một giai đoạn nào đó, có phúc cùng hưởng chứ đừng ràng buộc lẫn nhau."
Đúng vậy, khi bạn quá "vô tư" trong bất kì một mối quan hệ nào đó, là bạn đang tự mình "bào mòn" các mối quan hệ ấy. Mọi sự "vô tư" của bạn ngày hôm nay, đều sớm đã âm thầm được định giá.
Chơi với bạn bè, cho rằng đã là bạn thì tất nhiên phải hiểu mình, vì vậy, nói chuyện hay làm việc luôn không để ý tới cảm nhận của đối phương.
Ở với người thân, cho rằng tình thân là nên được ưu ái, vì vậy hưởng thụ, chiếm lợi ích của người ta mà "chẳng hề thấy áy náy".
Ở với người yêu thương, cho rằng tình yêu là nhân nhượng vô điều kiện, nên không bao giờ lắng nghe tiếng nói của người còn lại…
Mà không biết rằng, không ai có nghĩa vụ phải vì bạn mà như thế này như thế kia, mỗi người là một cá thể độc lập, họ không có nghĩa vụ phải ràng buộc và phải hiểu thấu ai đó sâu sắc, bạn vô tư "bào mòn" đi người khác, cũng là đang tự bào mòn đi chính các mối quan hệ của mình.
Vì vậy, muốn duy trì một mối quan hệ nào đó, chừng mực là điều vô cùng quan trọng.
Suy cho cùng thì, thế gian này, chẳng ai là nợ ai cả, biết trân trọng, cảm thông và biết ơn lẫn nhau, mới là con đường bên nhau và hòa hợp lâu dài nhất.