THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 01:15

Tại sao chúng ta luôn cảm thấy điện thoại rung ảo?

 

Đã bao giờ bạn cảm thấy điện thoại mình rung khi đang làm việc gì đó dù khi lôi điện thoại ra khỏi túi, bạn không thấy gì? Hoặc thậm chí là bạn không mang điện thoại theo nhưng vẫn có cảm giác rung?

Để giải thích, một chuyên gia có tên Michael Rothberg đang công tác tại Trung tâm Y tế Baystate ở Springfield (Mỹ) đã tiến hành cuộc khảo sát. Từ kết quả thu được, ông nhận thấy rằng có tới 70% số người được hỏi từng trải qua cảm giác bị điện thoại đánh lừa.

Theo Rothberg, nguyên nhân là do ảo giác điện thoại rung đã tồn tại sẵn trong nhận thức. Khi phải xử lí nhiều luồng thông tin cùng lúc, bộ não sẽ bị quá tải và cảm giác đó sẽ được khơi lại. Lúc này, não sẽ “chỉ đạo” không chuẩn xác. Cộng thêm việc mong mỏi một cuộc gọi hay tin nhắn nào đó, não sẽ tạo ra ảo giác khiến con người cảm thấy như có điện thoại rung thật.

 

 

Hầu như người dùng điện thoại nào cũng gặp phải tình trạng rung ảo.


Bên cạnh đó, tiến sĩ Larry Rosen, tác giả của cuốn sách "iDisorder: Understanding our Obsession with Technology and Overcoming its Hold on Us", đã có một số đề cập về hiện tượng rung động điện thoại ảo trong tác phẩm của mình. Ông lí giải trạng thái lo lắng có thể là nguyên nhân của một số hiện tượng ảo giác về thần kinh trong đó có rung động điện thoại ảo.

Mới đây, khi được tạp chí ComputerWorld hỏi về hiện tượng này ông đã cho biết: "cơ thể của chúng ta luôn luôn chờ đợi để dự đoán bất kì loại tương tác công nghệ nào mà thường xuyên nhất là những tương tác từ điện thoại thông minh". Với một sự lo lắng trước cho những gì có thể xảy ra, nếu chúng ta nhận được bất kì kích thích thần kinh nào ví dụ như quần cọ xát vào da, chúng ta sẽ ngay lập tức tưởng tượng ra: "ồ điện thoại của tôi đang rung".

Rosen nhận thấy rằng điện thoại thông minh và việc suy nghĩ phải thường xuyên kiểm tra chúng đã trở thành một nỗi lo lắng thường trực ở con người. Ông đã xuất bản một nghiên cứu thực tế về vấn đề này để xem người sử dụng lo lắng như thế nào khi không thể kiểm tra được smartphone của họ. Rosen và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng những người hay lo lắng vì không thể kiểm tra tin nhắn, thông báo từ mạng xã hội trên điện thoại của họ càng có nguy cơ gặp phải các vấn đề như tâm thần, trầm cảm, rối loạn nhân cách khi họ sẵn sàng chống lại xã hội và chỉ yêu bản thân của mình.

Một nghiên cứu khác (thực hiện tại Trung tâm Y tế Baystate ở Springfield, bang Massachusset, Mỹ), sau khi kiểm tra sự phổ biến của hiện tượng này đã đưa ra một giải pháp để đối phó với hiện tượng "rung động điện thoại ảo", đó là họ nhận thấy rằng 75% số người được khảo sát cho biết họ không còn cảm thấy hiện tượng này khi chuyển điện thoại từ chế độ rung sang chế độ sử dụng chuông báo.

Về phía Rosen, ông khuyên những người sử dụng điện thoại nên rời khỏi chúng và đi ra ngoài dạo chơi khoảng 10 phút sau vài giờ làm việc và tập cho mình một thói quen chỉ kiểm tra điện thoại sau một thời gian định trước, ví dụ 15 phút kiểm tra một lần.

Theo VÂN ANH / Khỏe & Đẹp

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh