THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:17

Tái hiện đêm Mậu Thân 1968 qua vở kịch “Châu về hợp phố”

Châu về hợp phố

Vở kịch nói về tình bạn, tình yêu giữa 3 nhân vật Châu, Bằng, Phố. Châu và Bằng cùng yêu Phố nhưng Phố chọn lấy Châu. Châu đi tập kết, Phố ở nhà sinh con và hoạt động nội thành. Cô gặp lại Bằng ở phố thị Sài Gòn và anh bây giờ trong màu áo của người bên kia chiến tuyến.

NSƯT Trịnh Kim Chi trong vai Phố, NSƯT Đức Thịnh trong vai Bằng

Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh lịch sử đất nước đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Vở kịch đã tái hiện lại được không khí hào hùng, đấu tranh gian khổ của dân tộc. Qua những vai diễn, khán giả cảm nhận được những mất mát, đau thương mà chiến tranh đã gây ra. Rất nhiều người đã ngã xuống, hi sinh cả hạnh phúc gia đình để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Vở kịch còn nói đến hoàn cảnh, số phận đáng thương của những đứa con thời chiến, lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương của cha mẹ.

Tái hiện lại hình ảnh của thời chiến trên sân khấu

Vở kịch quy tụ sự tham gia diễn xuất của những diễn viên gạo cội như: Nghệ sĩ Minh Nhí, nghệ sĩ Thanh Thúy, NSƯT Trịnh Kim Chi, nghệ sĩ Hoàng Sơn, NSƯT Đức Thịnh, nghệ sĩ Huỳnh Đông. Bên cạnh đó cũng có sự góp mặt của những nghệ sĩ trẻ như Xuân Nghị, Lê Lộc, Khánh Nhi…

Đan xen giữa những tình tiết gay cấn, kịch tính của bom đạn là những chi tiết hài hước được thể hiện qua nét diễn của những nghệ sĩ khiến cho vở kịch không bị nhàm chán, giữ chân khán giả ở lại xem cho đến khi vở kịch kết thúc.

Món quà tri ân

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học – Nghệ thuật TP. HCM) chia sẻ: “Vở kịch đã tái hiện được giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc. Tuy các nghệ sĩ chưa thật sự là những chứng nhân lịch sử nhưng bằng tài năng và tâm huyết của mình đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng, khắc họa lại hình tượng những người anh hùng đã đóng vai trò quyết định cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Vở kịch cũng là món quà để tri ân những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, tri ân những anh hùng trong dịp kỉ niệm 50 năm tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”.

Gia đình của Châu và Phố đoàn tụ trong đêm giao thừa Mậu Thân 1968

Khán giả Trần Thị Dung (Quận Tân Phú, TP. HCM) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất hài lòng với vở kịch. Vở kịch rất ý nghĩa, tôi thật sự ấn tượng và xúc động. Các diễn viên đã thực sự thăng hoa với  lột tả được tính cách của từng nhân vật”.

Nghệ sĩ Minh Nhí với nét diễn hài hước, gây tiếng cười cho khán giả

Đêm diễn đã thu hút rất đông khán giả thành phố đến xem. Vở kịch kết thúc trong sự tiếc nuối của khán giả. Những tràng pháo tay vang lên không ngớt, những cái vẫy tay chào tạm biệt đã nói lên được tình cảm yêu mến của khán giả giành cho các diễn viên.

Được biết "Châu về hợp phố "l à vở diễn được Ban tuyên giáo TP. HCM đầu tư cho sân khấu kịch Hồng Vân - một sân khấu xã hội hóa. Sau đêm công diễn, "Châu về hợp phố" sẽ có 20 suất diễn phục vụ theo kế hoạch của Ban tuyên giáo vào năm 2018. 

LÊ XUÂN VĨNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh