THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 02:09

Tác quyền sẽ được cải thiện?

 

Show biểu diễn của Khánh Ly gây lùm xùm về tác quyền năm 2014.

Do sự  lạc hậu của NĐ 61 nên từ lâu, việc điều chỉnh chế độ nhuận bút đã được những người làm nghề mong mỏi. Tại NĐ 21 lần này, việc chi trả nhuận bút, thù lao sáng tạo đã được điều chỉnh cho phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và thực tiễn. Tức là nhuận bút tác phẩm nghệ thuật sẽ dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu với nhau. Nhuận bút trả cho không chỉ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh (tác phẩm được kế thừa và được bảo hộ tác quyền) mà cả tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng. 

Phục vụ cho việc thực thi tác quyền, song hành với NĐ 21 vẫn là Nghị định  số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (gọi tắt NĐ 131), thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.  

Lý giải cụ thể hơn những qui định mới về nhuận bút, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả  (Bộ VHTT&DL) cho biết NĐ 21 cũng không quy định quỹ nhuận bút nữa mà quy định các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi: nguồn kinh phí thuộc ngân sách và các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân hoặc nguồn thu hợp pháp khác…

Lâu nay, đi kèm với chế độ nhuận bút (theo NĐ 61), vấn đề thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc. Theo thanh tra Bộ VHTT&DL, từ năm 2014 đến tháng 6/2015, lực lượng Thanh tra Bộ VHTT&DL đã tiến hành công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở những vụ việc cụ thể trên các lĩnh vực như sử dụng tác phẩm âm nhạc để biểu diễn; chương trình phát sóng và tác phẩm điện ảnh trên website; tác phẩm nhiếp ảnh; kinh doanh đầu karaoke... Và thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra nhiều nhất ở lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc.

 

Phục vụ cho việc thực thi tác quyền, song hành với NĐ 21 vẫn là Nghị định  số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (gọi tắt NĐ 131), thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

 

Sở dĩ việc vi phạm bản quyền tác phẩm không chấm dứt, cũng  do nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng còn quá hạn chế. Thậm chí ngay cả nhà quản lý cũng còn mơ hồ về lĩnh vực tác quyền, còn những người có quyền tác giả chưa thật sự quyết tâm bảo vệ quyền của mình. 

Trở  lại với câu chuyện tác quyền âm nhạc, cho đến bây giờ, bài học về tác quyền âm nhạc tại show của ca sĩ Khánh Ly (2014) vẫn là một bài học đáng nhớ. Từ những xung đột trong quá trình thực thi tác quyền, Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vẫn chưa thôi bức xúc. Theo đó, thực tế đang tồn tại nghịch lý là trong khi các quyền liên quan khác ở lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật ( nhuận bút, bồi dưỡng tác phẩm…) phần lớn đều được thực thi, thì riêng quyền về tác giả vẫn đang bị cố tình bị phớt lờ. Lỗi này do sự không hợp tác của những ông bầu tổ chức chương trình đã đành, nhưng việc thực thi pháp luật ở lĩnh vực này cũng chưa nghiêm. 

Nhưng các ông bầu lại cho rằng, khi họ tổ chức chương trình  của các ca sĩ Hàn Quốc chẳng hạn, họ  phải trả một mức phí tác quyền khá cao cho các ca khúc sử dụng. Mức phí này được trả cho công ty Hàn Quốc vì họ thường sở hữu luôn tác quyền các ca khúc. Còn ở Việt Nam, nếu tính tiền tác theo phần trăm trên tổng doanh thu của cả đêm biểu diễn (như cách tính lâu nay của VCPMC) thì  số tác quyền phải trả cho nhạc sĩ Việt Nam không hề nhỏ. Chính vì vậy, những ông bầu đang hi vọng về sự đổi thay dễ chịu trong việc thỏa thuận tác quyền tới đây, nhất là với lĩnh vực âm nhạc.

Hiện băn khoăn lớn nhất không chỉ của VCPMC mà còn của cả những người quan tâm đến tác phẩm văn học- nghệ thuật là tới đây, những vi phạm về tác quyền liệu có được thực thi nghiêm hay không? Bởi từ khi ban hành NĐ 131, chưa có án phạt nào dành cho các cá nhân, tổ chức vi phạm  ở mức tối đa như vừa nêu ở trên.    

Thu Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh