THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 11:59

Sức sống mới phía đường biên Tổ quốc

 

Nét hoa văn mang hồn đất Việt ở chùa Trường Sa Lớn.

 

Đó là những công trình mang màu lịch sử thiêng liêng, là tiếng vọng từ biển cả mang khát vọng hòa bình. Những công trình ấy thấm đẫm mồ hôi, công sức, máu của nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ đã ngã xuống.

21 đảo và điểm đảo/33 điểm đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam giữa ngàn khơi không chỉ là bằng chứng hùng hồn có tính pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, mà còn khẳng định Trường Sa là của Việt Nam, dân tộc Việt Nam có quyền đấu tranh gìn giữ và xây dựng trên lãnh thổ thiêng liêng của mình. Qua dòng chảy của thời gian và hàng nghìn năm kiến tạo của của thổ nhưỡng, cùng với sáng tạo xây dựng từ bàn tay khối óc của nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ, mỗi đảo, điểm đảo trong quần đảo Trường Sa là một công trình văn hóa kỳ vĩ, được kết tinh cả bằng sức mạnh vật chất, cả sức mạnh thân thần, cả mồ hôi công sức của quân và dân cả nước.

Cột mốc chủ quyền đảo Nam Yết.

Quân dân Trường Sa chào cờ Tổ quốc.

 

Nếu chùa Trường Sa là điểm tựa tâm linh của quân dân huyện đảo, nơi thờ tự những vị anh hùng dân tộc, là điểm đến của quân, dân và những ngư trường cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, hòa bình hữu nghị; thì tượng đài liệt sĩ Trường Sa là nơi đời đời ghi ơn các anh hùng liệt sĩ - những người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng của Tổ quốc nơi đầu sóng. Thấm trong từng viên đá, thớ hồ là mồ hôi công sức và cả máu đào của các liệt sĩ. Tượng đài liệt sĩ Trường Sa là biểu tượng văn hóa tâm linh cao nhất, là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các linh hồn bất tử, là điểm hội tụ sẻ chia tình cảm của quân, dân cả nước mỗi lần đến Trường Sa. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi để quân dân cả nước tỏ lòng thành kính và biết ơn Người anh hùng giải phóng dân tộc. Ngay trước nhà tưởng niệm, có bia bằng đá cẩm thạch màu ngọc trắng khắc 4 câu thơ “Nam quốc sơn hà” của Thái úy Việt Quốc công Lý Thường Kiệt. Những câu thơ ấy như nhắc nhở mỗi người nhớ về cội nguồn dân tộc, nhắc nhở để quyết tâm bảo vệ, gìn giữ từng tấc đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bức tranh “Đại đoàn kết” bằng gốm sứ.

Đoàn công tác số 11 thăm nhà giàn DK1/20.

 

Nếu bức tranh “Đại đoàn kết” bằng gốm sứ sát cạnh đường băng biểu tượng tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em, thì ngọn hải đăng ở đảo Sơn Ca là ánh sáng Tổ quốc Việt Nam giữa biển Đông. Ngọn hải đăng ấy không bao giờ tắt bởi nó được thắp sáng bằng tinh thần yêu nước của quân dân huyện đảo.

Những ngày này, tất cả các đảo nổi, đảo chìm Trường Sa bừng lên như ngày hội. Cán bộ chiến sĩ phấn khởi chào đón các đoàn công tác đến từ đất liền, ra sức huấn luyện, mài sắc ý chí canh chủ quyền Tổ quốc. Quần đảo ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy đang từng ngày thay da đổi thịt. Mỗi lần nhắc đến hai tiếng Trường Sa như nhắc đến điều thiêng liêng nhất hiển hiện trong tim mỗi người.

Xuồng CQ đưa đoàn công tác số 11 thăm đảo Tốc Tan.

Những gói quà từ đất liền được chuyển tới đảo Tây C, Trường Sa.

Các chiến sĩ trồng rau trên đảo Phan Vinh.

MAI THẮNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh