CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:16

Sửa đổi căn bản, toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và đại biểu Quốc hội trong phút giải lao tại Hội trường Diên Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và đại biểu Quốc hội trong phút giải lao tại Hội trường Diên Hồng

Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 96 điều, giảm 07 điều so với Luật hiện hành; ít hơn 02 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, trong đó, bổ sung 01 điều , bãi bỏ 03 điều.

Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 và được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ với 268 lượt ý kiến, thảo luận tại Hội trường với 34 lượt ý kiến và 8 ý kiến gửi bằng văn bản.

Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Xã hội đã phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu ý kiến của đại biểu Quốc hội; gửi Công văn đề nghị Ban soạn thảo phối hợp tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự thảo Luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội; tổ chức các cuộc làm việc với các cơ quan có liên quan, tổ chức lấy ý kiến tại địa phương, tổ chức rà soát, chỉnh lý dự án Luật...

Đặc biệt, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, với mục tiêu nâng cao chất lượng các dự án Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 ngày 28/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã thảo luận về dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) với nhiều ý kiến phát biểu tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm,…

Chiều 15/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Chiều 15/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) là một dự án Luật lớn, có phạm vi rất rộng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng, cơ quan, đơn vị, tổ chức địa phương. Do đó, trong suốt quá trình hoàn thiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn quan tâm, cho ý kiến vào nội dung trong tâm của dự thảo luật.

Không những vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhiều lần chủ trì họp yêu cầu dự án Luật lần này phải giải quyết được những vấn đề từ thực tiễn, bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện, đúng các quy định, thể thức yêu cầu khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với mục tiêu dự án Luật lần này phải là “dự án luật mẫu” của Quốc hội khóa XV.

Tước đó, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (sáng ngày 27/5/2022), Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) với 24 ý kiến phát biểu và 04 ý kiến tranh luận.

Về nguyên tắc khen thưởng, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị trong Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật cần quy định chặt chẽ nguyên tắc bình đẳng giới ở cả phương diện thi đua lẫn khen thưởng, đồng thời bổ sung quy định ưu tiên khen thưởng đối với lực lượng yếu thế người dân tộc thiểu số, người khuyết tật khi có cùng thành tích cùng công trạng đạt được.

Về thi đua, danh hiệu thi đua, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc bổ sung quy định chỉ là tác giả chính của sáng kiến hoặc Chủ nhiệm đề tài, đề án, công trình khoa học mới được sử dụng sáng kiến đề tài, đề án hoặc công trình khoa học để làm tiêu chí xét thi đua, có thể bổ sung vào dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành của dự thảo luật này.

Về quy định các tiêu chuẩn khen thưởng, có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng tiêu chuẩn được khen thưởng đối với tập thể, tại điểm a khoản 3 các điều Điều 36 đến Điều 41, điểm d khoản 4 các điều 42 đến Điều 44, điểm b khoản 2 các điều từ Điều 45 đến Điều 47 như vậy là trùng khen, chưa phù hợp với quy định tại điểm c khoản 2 dự thảo luật.

Bên cạnh đó, các tập thể có quy mô lớn sẽ rất khó khăn đáp ứng các tiêu chuẩn 10 năm liên tục trở lên hoặc 5 năm liên tục trở lên được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc hoặc Đơn vị quyết thắng. Đề nghị chỉnh lý lại theo hướng giữ nguyên tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thể tại các điều này như quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu Quốc hội còn kiến nghị chỉnh sửa tên của văn bản là Luật Thi đua, khen thưởng; có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét việc khen thưởng cho doanh nghiệp và các tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, phải có quy định cụ thể trong luật….

Với quá trình tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật một cách kỹ lưỡng, cầu thị, dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi ) sau khi được Quốc hội biểu quyết thông qua sẽ kỳ vọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đồng thời, đưa công tác thi đua, khen thưởng đi vào thực chất, thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh