CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:56

Sử dụng lao động Trung Quốc không phép bị phạt 75 triệu đồng

Lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam (Ảnh tư liệu)

Sáng nay 3/3, trao đổi với PV thuviensuckhoe.org, ông Võ Thành Huế - Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Gia Lai xác nhận, UBND tỉnh Gia Lai đã ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ba Đình Hà Nội 75 triệu đồng vì hành vi tổ chức sử dụng lao động quốc tịch nước ngoài vào làm việc khi chưa có giấy phép của cơ quan chức năng. "Việc xử phạt này do tỉnh quyết định, ban đầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Gia Lai, đề nghị mức xử phạt là 45 triệu đồng, nhưng sau đó, xét thấy cần phải xử phạt chấn chính, tỉnh đã phạt mức 75 triệu đồng"- ông Huế nói.

Đây là DN thứ 2 ở Gia Lai bị xử phạt do sử dụng lao động Trung Quốc khi chưa được sự đồng ý, cấp phép của cơ quan chức năng. Trước đó, năm 2014, Sở LĐ-TB&XH Gia Lai tiến hành kiểm tra và phát hiện Nhà máy Đường Ayun Pa đóng trên địa bàn cũng sử dụng 9 lao động Trung Quốc không có Giấy phép lao động. Sở đã tiến hành xử phạt đơn vị này 75 triệu đồng.

Thông tin về DN bị xử phạt lần này, ông Huế cho biết, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ba Đình Hà Nội được sự ủy quyền, chuyển nhượng của Tập đoàn Đức Long Gia Lai tiến hành khai thác mỏ khoảng sản trong vùng rừng thuộc xã Chư Mố (huyện Ia Pa, Gia Lai).

Để phục vụ việc khai thác, đơn vị này đã đưa hai công nhân quốc tịch Trung Quốc vào hoạt động “chui” khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Khi đưa hai lao động này vào làm việc, đơn vị sử dụng lao động đã lấy lý do “đi du lịch” để nhập cảnh qua đường ngoại giao vào Việt Nam.

Ngoài việc xử phạt đơn vị sử dụng lao động, Công an tỉnh Gia Lai cũng xử phạt trực tiếp hai lao động này.

Được biết, mỏ khoáng sản đặt tại xã Chư Mố, huyện Ia Pa trước đây được UBND tỉnh Gia Lai cấp phép cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai khai thác, sau đó Đức Long Gia Lai đã chuyển nhượng lại cho Công ty Ba Đình Hà Nội.

Tại thời điểm phát hiện việc sử dụng lao động “chui”, Đức Long Gia Lai nói rằng đơn vị này “vô can”.

Trước đó, cuối năm 2014, anh He Mao Xian cùng một số công nhân khác đang ở trong khu hầm khai thác quặng chì kẽm (đặt tại khu vực rừng thuộc xã Chư Mố, tỉnh Gia Lai) thì bất ngờ nhiều đất đá từ trong khu vực khai thác quặng rơi xuống trúng dẫn đến tử vong. Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn lao động, cơ quan chức năng xác định có một số công nhân người Trung Quốc ăn ở trong khu lán trại tại mỏ khoáng sản.

Tuy nhiên, đại diện Tập đoàn Đức Long Gia Lai có mặt tại mỏ khoáng sản này nói số công nhân Trung Quốc có mặt tại lán “đang nằm chờ để hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh chứ chưa làm việc tại mỏ quặng”. Trong khi đó, đại diện Sở  LĐ-TB&XH tỉnh Gia Lai, Công an tỉnh Gia Lai đều khẳng định toàn bộ số công nhân mang quốc tịch Trung Quốc có mặt tại mỏ quặng đều chưa được cơ quan chức năng cho phép.

Lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam (Ảnh tư liệu)

 

Lao động trái phép phần lớn là người Trung Quốc

 Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII, trong phần trả lời chất vấn ngày 19/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hiện cả nước có 78.000 lao động nước ngoài và phần lớn là có giấy phép. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động Trung Quốc, sang Việt Nam bằng đường du lịch rồi làm việc trái phép tại các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thi công.

Bộ trưởng Chuyền hứa: “Tới đây bộ sẽ phối hợp với ngành công an để kiểm tra, trục xuất”.

V.Bình

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh