CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:30

Sol Vàng đêm nhạc kỷ niệm “100 năm thi sĩ Nguyễn Bính”

 

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi sĩ Nguyễn Bính (1918 – 2018), Sol Vàng thực hiện đêm nhạc “100 năm - Nguyễn Bính” tôn vinh những nhạc phẩm được phổ nhạc từ sáng tác của ông. Đây là món quà tinh thần Sol Vàng trân trọng dành tặng gia đình nhà thơ và khán giả hâm mộ dòng thơ Nguyễn Bính cùng những sáng tác đã đi vào lịch sử thơ ca của dân tộc.

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918 – 1966) quê tỉnh Nam Định. Khi ông vừa tròn 3 tháng thì mẹ từ trần do bị rắn độc cắn. Cha ông (ông Nguyễn Đạo Bình) làm nghề dạy học nên ông được học tại nhà. Về sau cha ông bước thêm bước nữa, Nguyễn Bính được cậu mang về nuôi dưỡng. Tài năng thi ca được Nguyễn Bính bộc lộ từ nhỏ, khi 13 tuổi ông đoạt giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Cùng với Xuân Diệu, ông được mệnh danh là “Vua thơ tình”.

Thi sĩ Nguyễn Bính cùng những người bạn

 

49 tuổi với hơn 23 năm cầm bút, Nguyễn Bính đã để lại cho đời 22 thi phẩm, trong đó có đến 15 sáng tác được phổ nhạc. Điều này không dễ đối với bất kỳ thi sĩ nào, bởi vì lẽ đó, Nguyễn Bính trở thành nhà thơ giữ kỷ lục sáng tác được phổ nhạc tính đến nay.

Nhà thơ Nguyễn Bính có một cuộc đời long đong với nhiều lần tha hương. Ông trải qua 4 đời vợ, ngay cả khi ông từ trần, mộ phần của ông cũng phải mất qua 4 lần di dời mới được bình yên. Tuy vậy, nhà thơ đã sống hết mình và yêu hết mình, khối tình lớn nhất đời, ông dành cho thi ca và thôn làng qua những bài thơ mang nặng hồn quê.

Có mặt trong đêm nhạc “100 năm Nguyễn Bính”, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu (con gái đầu của thi sĩ Nguyễn Bính) không khỏi xúc động chia sẻ những kỷ niệm hiếm hoi về người cha nổi tiếng. Không nhiều ký ức về cha, nhưng điều mà nữ nhà thơ luôn cảm thấy tự hào chính là cái tên được chính ông đặt cho, chị chia sẻ: “Bố và mẹ tôi đến với nhau bằng tình yêu sét đánh. Khi có thai tôi, hai người chia nhau đặt tên, nếu con gái mẹ đặt, con trai thì ông đặt. Khi sinh tôi ra là con gái, mẹ liền đặt tên là Nguyễn Hồng Cầu, nhưng ngày làm khai sanh thì ông dứt khoác kiên quyết thêm chữ Bính vào”.

Đến tận năm 10 tuổi, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Câu mới biết Nguyễn Bính chính là cha mình, vì vậy cô luôn tâm niệm phải sống như thế nào để xứng đáng với cái tên do cha mình đặt. Năm 2017, nữ nhà thơ hoàn thành và xuất bản cuốn “Nguyễn Bính toàn tập” sau hơn 20 năm thu thập tư liệu, đây chính là tâm nguyện cuối cùng cô dành tặng cho người cha đã khuất.

Sol Vàng tháng 1 sẽ mang đến những những ca khúc từng quen thuộc với khán giả qua những vần thơ của thi sĩ Nguyễn Bính như: Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Gái xuân, Ghen, Cô hàng xóm,…với sự thể hiện của danh ca Phương Dung, Họa Mi và các ca sĩ Ngọc Sơn, Phi Nhung, Vân Khánh, Đông Đào, Nguyễn Phi Hùng, Trang Nhung, Lương Gia Huy, Thu Trang, Hà Vân, Đông Quân.

 

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh