CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:26

Sốc: “Bom nước” từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm ĐBSCL

 

Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu (nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam), nếu ở phía thượng lưu 15 công trình thủy điện thuộc địa phận Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia được xây dựng, thì tổng dung tích điều tiết của toàn hệ thống bậc thang này ước hơn 30 tỷ mét khối nước.

 

Một trong những thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc.

Nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong đã chỉ ra rằng, các đập thủy điện sẽ biến khoảng 55% độ dài sông ở hạ lưu thành những hồ chứa nước và làm biến đổi dòng chảy, từ đó thay đổi bản chất tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của dòng sông.

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, có chiều dài hơn 4.800km, diện tích lưu vực 795.000km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hằng năm khoảng 15.000m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ  mét khối tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

 

Đập thủy điện Nuozhadu của Trung Quốc.

Được biết, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 15 công trình thủy điện ở thượng nguồn Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương)… Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư - cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại lục (đập Tiểu Loan) cao 300m, với hồ chứa dài 169km. Đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu) cao 254m (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng. 

Chỉ đơn thuần với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ mét khối nước, đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1.000 mét. Với năng lượng dự trữ khổng lồ, sẽ là thảm họa lớn nếu xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện.

 

Đập Tiểu Loan.

Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả “bom nước” khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân ĐBSCL. Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập. Trong đó, đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở Campuchia (bề ngang hơn 18km, cao 56m) nếu xảy ra sự cố, lượng nước được tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành quả bom nước khổng lồ tống xuống san phẳng cả ĐBSCL. 

Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh