THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:09

Sở Văn hoá và Thể Thừa Thiên Huế lý giải vụ biểu diễn hầu đồng “làm sai lệch di sản”

Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khuôn khổ chương trình Hội thảo ở Huế gây bức xúc

Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khuôn khổ chương trình Hội thảo ở Huế gây bức xúc

Theo công văn của Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 1 - 6/8, cơ quan này phối hợp cùng Tổ chức Kết nối với Việt Nam (Engaging With Vietnam - EWV) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14, có chủ đề: “Sống cùng di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới”. 

Trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Hội thảo nêu trên, vào tối ngày 2/8 tại khuôn viên Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế (1 trong những đơn vị tham gia tổ chức hội thảo) đã diễn ra khai mạc “Triển lãm Mỹ thuật quốc tế”, trong đó có chương trình giới thiệu một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể như: Ca Huế, múa Cung đình Huế, múa Chăm, múa hát Khmer Nam Bộ... Riêng tiết mục biểu diễn một vài trích đoạn và giới thiệu trang phục hầu đồng do một số nghệ nhân tham gia hội thảo thực hiện để minh hoạ, diễn giải thêm cho chủ đề liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là hoạt động mang tính tự phát của một nhóm nghệ nhân thanh đồng đến từ miền Bắc. Toàn bộ các hoạt động nghệ thuật trên chỉ phục vụ riêng cho các đại biểu là các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo, được tổ chức trong khuôn viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế, không đưa ra phục vụ tại cộng đồng. 

Nội dung văn bản cũng thể hiện, Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm việc với Ban tổ chức hội thảo, Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế và nhóm nghệ nhân để rút kinh nghiệm, đồng thời sẽ nghiêm túc triển khai thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, đảm bảo không để xảy ra những bức xúc trong cộng đồng.

Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khuôn khổ chương trình Hội thảo ở Huế gây bức xúc

Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khuôn khổ chương trình Hội thảo ở Huế gây bức xúc

Trước đó, việc BTC Hhội thảo khoa học quốc tế Kết nối Việt Nam lần thứ 14 cho tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vào tối 2/8 đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng. "Áo Thánh chỉ mặc khi hầu Thánh, áo đại diện cho Thánh, nên không được “đưa” Thánh lên sân khấu như vậy" - Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Ngộ, người thực hành di sản tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở tỉnh Thừa Thiên Huế nêu ý kiến.

Trao đổi với báo chí, Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Hồ Vĩnh cho biết, biểu diễn hầu đồng, trình diễn trang phục của giá đồng không phải tùy tiện nơi nào cùng có thể thực hiện, tổ chức được. Đó phải là những nơi trang nghiêm như phủ, đền… “Nên chăng việc làm này cần phải được chấn chỉnh sớm”, Nhà nghiên cứu kiến nghị.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Cục Di sản văn hóa đã có văn bản yêu cầu  Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp, làm rõ sự việc, và có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tuân thủ luật Di sản văn hóa và Công ước 2023, tránh gây những bức xúc trong cộng đồng.

"Căn cứ các quy định của luật Di sản văn hóa, Công ước 2003 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Đây là hoạt động làm sai lệch di sản khi đưa di sản ra biểu diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản. Vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ tính thiêng, tập tục, kiêng kỵ của di sản và nguyên tắc đồng thuận trên cơ sở hiểu biết đầy đủ của cộng đồng chủ thể thực hành di sản", công văn của Cục Di sản văn hóa nêu rõ.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, với 5 di sản của riêng Huế gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); và 2 di sản chung với các địa phương khác: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017).

Được biết, TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia. Ông từng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến di sản và việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khuôn khổ chương trình Hội thảo ở Huế gây bức xúc

Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khuôn khổ chương trình Hội thảo ở Huế gây bức xúc

Ngoài ra, ngay trước đêm xảy ra việc biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại khuôn viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế, ngày 1/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành Công văn gửi Sở VH&TT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, TP. Huế. Công văn yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các Danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia).

Đồng thời, tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương; Nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; có biện pháp nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các nghệ nhân, người thực hành, đặc biệt là nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, đối với việc tham gia vào các hoạt động làm biến dạng, thực hành sai lệch di sản. Nghệ nhân cần nâng cao vai trò truyền dạy di sản và nêu gương trong thực hành đúng để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể;

Đặc biệt tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, những hành vi làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, như: Thực hành di sản không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản; thay đổi, bổ sung các yếu tố mới và biểu diễn di sản mà không có sự đồng thuận của cộng đồng; đưa di sản ra trình diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản; lợi dụng danh hiệu di sản để tổ chức các sự kiện hội họp, giới thiệu, tập huấn về di sản mà không có sự hiểu biết đầy đủ của cộng đồng, không đúng với tinh thần Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa.

CAO TIẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh