Sợ mắc sai lầm chính là thứ hủy hoại sự tiến bộ
- Chia sẻ
- 18:02 - 05/09/2020
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, một người trở thành "củi ướt", có cố gắng ra sao cũng không thể bùng cháy lên được. 9 nguyên nhân biến một người thành cây củi ướt, có đốt ra sao cũng không thể bùng cháy lên được
1. Không quyết đoán
Đáng sợ hơn cả bốc đồng, đó chính là do dự, không quyết đoán. Giống như nhành cỏ đứng đầu gió vậy, bất kể ở nhiều phương diện có mạnh mẽ, tài giỏi tới đâu thì trên đường đua cuộc sống cũng luôn rất dễ dàng bị dẫm bẹp bởi rất nhiều rất nhiều những người có quyết tâm mạnh mẽ khác trong cuộc đua.
Quyết tâm, nhanh chóng làm gì, tất nhiên khó tránh khỏi phạm sai lầm, nhưng so với không làm thì vẫn tốt hơn.
2. Chần chừ
Kế hoạch rất phong phú, nhưng hành động lại chẳng thấy đâu. Rất rất nhiều khi, chần chừ chính là trốn tránh vấn đề và lười biếng, phóng đại khó khăn trước mắt, mong nhưng lại dậm chân tại chỗ, ôm suy nghĩ "thêm được ngày nào hay ngày ấy" để tìm mọi cái cớ để trốn tránh: "công việc nhạt nhẽo", "ông chủ hãm", "tôi quá bận", "ngày mai làm chắc cũng không sao" …
Cứ như vậy, chúng ta sẽ rơi vào vũng lầy "công việc càng ngày càng vô vị", "cuộc đời sao ngày càng nhạt nhẽo". Càng lười biếng, càng thụ động, bạn càng rơi vào bẫy tiếc nuối quá khứ và mơ mộng viển vông về tương lai.
Theo thời gian, sự tích tụ sẽ sinh ra cảm giác tội lỗi và tự phủ nhận bản thân mạnh mẽ hơn, khiến con người ngày càng lo lắng hơn.
Nhà tư tưởng nổi tiếng Romain Rowland đã nói: "Lười biếng là một thứ rất lạ lùng, nó khiến bạn nghĩ rằng đó là sự thoải mái, nghỉ ngơi và phúc phần; nhưng thực tế nó lại mang đến cho bạn sự buồn chán, mệt mỏi và thâm trầm".
3. Bỏ dở giữa chừng
80% sự thất bại trên thế giới này đều tới từ "bỏ dở giữa chừng". Người "nhiệt huyết không quá 3 phút" trước giờ chưa từng được nếm trải cảm giác vui vẻ sau khi thành công, bởi lẽ quá trình kiên trì luôn rất nhàm chán và thậm chí đầy rẫy thất vọng, trong khi bản chất con người lại là thích sự nhàn hạ và thoải mái.
"Vài trang đầu tiên của cuốn sổ nhật kí ghi đầy những kế hoạch, ước mơ vĩ đại, nhưng tất cả những trang sau đều trống không…", "Mua một cuốn sách rất hay, tiếc là tới bây giờ vẫn chưa thèm mở ra xem…", "Hạ quyết tâm giảm cân, nhưng khoảng 5 hôm sau là từ bỏ…"
Dường như ai cũng đã từng trải qua cảm giác "hừng hực khí thế, tham vọng lên kế hoạch nọ kế hoạch kia, nhưng rồi lại chán nản mà từ bỏ trong thất vọng".
4. Sợ bị từ chối
Lòng tự trọng cao hơn núi và mỏng manh dễ vỡ. Phần lớn cái gọi là "đau" trong quan hệ xã hội mà mọi người cảm thấy, thực ra đều có liên quan tới cảm giác "sợ bị từ chối".
Sự từ chối này đôi khi rất rõ ràng, chẳng hạn như người mình yêu bỗng nhiên rời xa, hay bị bạn bè phản bội hoặc xa lánh.
Nhưng cũng có lúc nó rất tế nhị, chẳng hạn, bạn mỉm cười với đối phương, nhưng đối phương lại quay đi chỗ khác; hoặc bạn hạ quyết tâm gửi cho đối phương một tin nhắn, nhưng đối phương vài giờ sau mới trả lời một cách cụt lủn.
Một người có thể bỏ lòng tự trọng xuống để đi làm việc, là người biết tập trung vào mục tiêu và hướng đến kết quả; trong khi người đặt lòng tự trọng lên hàng đầu, trong giao tiếp giữa các cá nhân, lại luôn chỉ biết chú ý đến thái độ của người khác đối với bản thân.
Vì vậy, một người càng không có tiền đồ, sẽ càng chấp niệm với cái gọi là lòng tự trọng mỏng manh dễ vỡ ấy.
5. Tự giới hạn bản thân
Tự kết liễu năng lực tiềm ẩn của mình. Họ thường xuyên nói: tôi muốn làm A, nhưng sợ không làm được, vì nguyên nhân B, C, D, E.
Khi còn chưa bắt tay vào làm, họ đã vội vàng phủ nhận bản thân, đồng thời tìm cho mình một loạt các lý do để không nỗ lực. Mọi sự tầm thường và không thành công, đều là kết quả của việc tự giới hạn bản thân.
Trong lòng âm thầm vạch ra một "cao độ", cái "cao độ tâm lý" này thường xuyên ám thị với bản thân rằng: chuyện này tôi không thể làm được, làm ở mức tàm tạm là được rồi.
Kiểu ám thị tâm lý này có thể giúp bạn tránh được cảm giác thất vọng nếu chẳng may việc có thất bại, tạm thời bảo vệ được giá trị quan của bạn, nhưng, nó đồng thời cũng tước đoạt đi cơ hội thành công "bước lên thêm một bước nữa" của bạn.
Tac giả nổi tiếng người Pháp François de La Rochefoucauld từng nói: "Người tầm thường luôn oán than những thứ mà mình không hiểu."
6. Trốn tránh hiện thực
Những kẻ mộng mơ, thích nằm mơ giữa ban ngày. Người trốn tránh hiện tại thường có 5 đặc điểm:
Thường xuyên "nằm mơ giữa ban ngày, họ thích tự tạo ra một thế giới nhỏ của riêng mình.
Thường xuyên làm việc theo cảm tính, thích sống kiểu không bị ràng buộc, nói trắng ra là thích một cuộc sống nhàn hạ, rảnh rỗi.
Chìm đắm trong các trò chơi hay những tiểu thuyết mộng mị, nó đưa bạn vào một thế giới phồn hoa, lý tưởng, khiến bạn trốn tránh hiện thực cuộc sống.
Cảm thấy thế giới hiện thực rất tàn khốc, trong lúc tìm kiếm thế giới mộng mơ của mình, họ sẽ không ngừng cảm thấy bị đả kích bởi hiện thực cuộc sống.
Không thể đối mặt được với những thứ không chắc chắn, bởi lẽ, ở trong thế giới mà mình tạo ra, họ mới tìm thấy được cảm giác chắc chắc và an toàn.
Bi kịch của đời người bắt đầu tư "nói như rồng bay, làm như mèo mửa", phần lớn mọi người lúc khí thế, bốc đồng thì quyết tâm, lớn tiếng ta phải oanh tạc thiên hạ ra sao, nhưng trong cuộc sống hàng ngày lại chẳng có đủ dũng khí để khởi động bất cứ thứ gì.
7. Luôn viện cớ, bào chữa
Sai không phải tại tôi. Con người một khi phạm sai lầm, phản ứng đầu tiên chính là bào chữa cho bản thân.
Những người thích bào chữa, viện cớ cho mình đều có chung một đặc điểm: họ không có một ý thức sự nghiệp mạnh mẽ, không có thứ mà mình khát khao theo đuổi, và cũng chẳng có niềm tin vững chắc vào cuộc sống.
Vì vậy, gặp phải áp lực, gặp phải khó khăn, họ không muốn chịu trách nhiệm; gặp phải nguy hiểm, gặp phải thử thách, họ liền rút lui. Không dám chịu trách nhiệm, phải rút lui, hai thứ này ép họ phải tìm ra cái cớ để bào chữa cho bản thân.
Bởi lẽ, tìm cớ là việc dễ làm nhất trên đời, đây là cách để che giấu sự thiếu hiểu biết của bản thân, rồi từ trong đó tìm ra sự an ủi cho chính mình.
8. Sợ hãi
Nhu nhược, yếu đuối đến không ngờ. Chúng ta trong công việc luôn có những cảm nhận như này: sợ bị lãnh đạo phê bình, sợ người khác cho rằng mình không tài giỏi, sợ người khác biết khuyết điểm của mình, quá để ý tới đánh giá của người khác, sợ phạm sai lầm, sợ mình bỏ ra những lại không thu lại được gì…
Có một câu nói như này: "Tôi không dám bỏ công sức ra mài dũa bản thân, sợ rằng cuối cùng nhận ra mình thực ra chẳng phải là trân châu gì cho cam; nhưng trong lòng lại vẫn ôm một tia hi vọng, không cam tâm làm đồng bọn với đống đổ nát."
Thực ra, đó là sự yếu đuối, không muốn đối mặt với sự thất bại.
Có người từng nói với con gái của mình rằng: "Năng lực của bản thân quan trọng hơn đàn ông, nội tâm mạnh mẽ quan trọng hơn bất cứ thứ gì."
9. Từ chối học hành
Không phải bạn trống trải, chỉ là bạn không muốn học hành. Học hành cần tới bộ não, tự phát triển cần không ngừng đấu tranh với chính mình, khó khăn biết bao! Chi bằng cứ thoải mái nằm trên giường lướt điện thoại, xem phim, có phải sướng không.
Rồi đợi tới khi bạn bè cùng trang lứa có lương cao hơn bạn, sống sung sướng hơn bạn, thì bạn lại lên trang cá nhân than vãn dòng đời bất công, mình thiếu may mắn.
"Tôi chưa bao giờ gặp ai bận rộn với công việc từ sáng tới chiều tối, vác cái cơ thể mệt mỏi về nhà lại sống vô ích và trống trải. Phần lớn những người sống vô ích và trống trải, về cơ bản đều là những người chỉ biết ăn no rồi cả ngày rảnh rỗi không có việc gì để làm."