THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:53

Số lượng người tham gia đa cấp tại Việt Nam giảm hơn một nửa

 

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện chỉ thị 02/CT-BCT của Bộ Công Thương về tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, tính đến tháng 9/2016, cả nước có 50 doanh nghiệp đủ giấy phép hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp, đạt tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước 452 tỷ đồng.

 

Tính đến đầu tháng 9/2016, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp là 50 doanh nghiệp, giảm 17 doanh nghiệp so với năm 2015.


Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp hiện nay vào khoảng 500.000 người, giảm 57% so với 1,162 triệu người người của cùng kỳ năm 2015. Cũng theo báo cáo tại cuộc họp này, tính đến đầu tháng 9, số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận bán hàng đa cấp (BHĐC) đang hoạt động là 50 doanh nghiệp, giảm 17 doanh nghiệp so với năm 2015. Trong số giảm đó, có 9 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận, 6 doanh nghiệp có Giấy chứng nhận bị chấm dứt hiệu lực và 2 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Theo báo cáo của 48 doanh nghiệp, doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của khối có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 tỷ đồng (45% thị phần), doanh thu của khối doanh nghiệp trong nước khoảng 2.200 tỷ đồng (55% thị phần).

Đáng chú ý hơn cả là sự “giảm nhiệt” của phong trào đa cấp, khi số người tham gia mạng lưới của 48 doanh nghiệp này 6 tháng đầu năm nay còn khoảng 500.000 người, giảm 57% so với 1.162.000 người của cùng kỳ năm 2015. Theo báo cáo, các doanh nghiệp đã nộp trên 452 tỷ tiền thuế trong 6 tháng đầu năm, trong đó đáng kể nhất là thuế giá trị gia tăng với hơn 182 tỷ đồng.

Số thuế thu nhập cá nhân của người lao động và thuế nộp hộ người tham gia BHĐC cũng khoảng 97 tỷ đồng. Tổng hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác đã chi trả cho người tham gia là trên 711 tỷ đồng.

Theo thống kê, các loại hàng hóa được mang ra kinh doanh đa cấp bao gồm chủ yếu là thực phẩm chức năng (51,27%, doanh thu hơn 1,87 nghìn tỷ đồng); tiếp đó đến mỹ phẩm (doanh thu gần 1,6 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ 31,65%). Các sản phẩm đồ gia dụng, quần áo, thiết bị... chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho biết, loại hình kinh doanh bán hàng đa cấp này vốn được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới, song lại bị biến tướng tại Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận.
Trước thực tế này, ngày 9/3/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 02 về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong bán hàng đa cấp. Qua đó rà soát những quy định còn bất cập để sửa đổi Nghị định 42 theo hướng siết chặt hơn nữa loại hình kinh doanh này để trình Chính phủ thông qua.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, các mức xử phạt quy định tại Nghị định 42 chưa đủ sức răn đe. Do vậy, Nghị định sửa đổi đang được các đơn vị chức năng Bộ Công Thương soạn thảo theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, đồng thời siết chặt hơn nữa các hoạt động bán hàng đa cấp theo hướng bảo vệ đại đa số những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

THANH NHUNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh