THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:08

Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho nhân viên y tế tại hiện trường

Theo một số báo cáo trong đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc, tỉ lệ lo lắng tăng lên tới 30%, trầm cảm tăng 17% và rối loạn căng thẳng sau sang chấn tăng 35%. Số liệu tương tự cũng đã được ghi nhận tại nhiều nước như Ý, Ấn Độ, Bangladesh và Nhật Bản nhất là ở những người phải cách ly. Số ca tự tử do nhiều nguyên nhân cũng tăng lên.

Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Phòng ngừa bệnh mạn tính, các rối loạn tâm lý như lo âu hoặc sợ hãi và các tình trạng liên quan làm tăng tỷ lệ tử vong cao hơn 28%, đứng thứ 2 chỉ sau béo phì (30%). Bài báo này cũng đã kết luận, các rối loạn lo âu là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất liên quan tới tình trạng nặng nề của bệnh COVID-19.

Trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh và đối sách chống dịch tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dự đoán rằng số người bị rối loạn tâm lý cũng sẽ tăng cao. Thêm vào đó, các rối loạn căng thẳng sau sang chấn không xuất hiện ngay mà có thể đến sau khi dịch bệnh kết thúc.

Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho nhân viên y tế tại hiện trường  - Ảnh 1.

Các rối loạn tâm lý được báo cáo là tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Đỗ Thành Đạt

Sơ cứu tâm lý (PFA) được thiết kế với mục đích hỗ trợ giảm thiểu cảm giác đau đớn do các sự kiện không mong muốn gây ra, đồng thời thúc đẩy khả năng thích ứng và đối phó với các vấn đề trong tương lai. Sơ cứu tâm lý đã được các tổ chức chuyên môn cấp Quốc gia và Quốc tế xây dựng và khuyến cáo, bao gồm Ủy ban Thường vụ Liên cơ quan (IASC) và Nhóm chuyên gia Dự án. Năm 2009, Nhóm Phát triển Hướng dẫn mhGAP của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đánh giá bằng chứng và kết luận rằng: Việc "sơ cứu tâm lý" nên được cung cấp cho những người gặp khủng hoảng nghiêm trọng sau khi trải qua đau thương thay cho phương pháp "phỏng vấn tâm lý".

Việc tập hợp và hướng dẫn cho nhiều tình nguyện viên tự phát trong cộng đồng biết cách hỗ trợ tâm lý thích hợp cho người khó khăn là một giải pháp quan trọng.

Quan tâm, lắng nghe và an ủi, giúp họ bình tĩnh và kết nối, giúp ngăn ngừa những tổn hại tiếp theo là những việc đơn giản nhưng thiết thực để những nạn nhân được chăm sóc cơ bản với sự tôn trọng phẩm giá và năng lực của họ. Hãy ở bên họ dù chỉ là qua thiết bị di động.

Trong những nỗ lực cùng cả nước chống lại đại dịch COVID-19, Tổ chức Y học Cộng đồng, Trung tâm Phát hiện sớm Ung thư và Chăm sóc giảm nhẹ DecaCare cùng Công ty M&M Production House đã phối hợp chuyển ngữ biên dịch ấn phẩm "Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho nhân viên y tế tại hiện trường", với mục đích để nhận biết và giảm thiểu những tác hại của những chấn thương tâm lý tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của cộng đồng do ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của dịch bệnh COVID-19.

Với phiên bản Việt hóa được chuyển ngữ cẩn thận, chắt lọc từ vựng phù hợp, Tổ chức Y học Cộng đồng hy vọng sẽ đem đến những kiến thức thực tế hữu ích và định hướng các bước bài bản cho những người có mong muốn hỗ trợ tâm lý cộng đồng.

Tổ chức Y học Cộng đồng là dự án thiện nguyện do hơn 400 bác sĩ và cộng tác viên trong và ngoài nước chung tay xây dựng từ năm 2012 với mục tiêu cải thiện dân trí về y tế. Sau gần 10 năm hoạt động, dự án Y học Cộng đồng hiện có hơn 4.000 bài viết, 600 video clips và sách về cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các loại bệnh tật nhằm cải thiện sức khỏe của cộng đồng.

Ngoài website yhoccongdong.com và 4 Fanpage và group về ung thư, nhi khoa, sản phụ khoa và bệnh do lối sống trên Facebook với tổng cộng gần 80K likes và followers, Y học Cộng đồng hiện là địa chỉ được nhiều người tin cậy khi cần tìm thông tin về y học, sức khỏe.

PHƯƠNG ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh