Mê game, nhiều sinh viên ở Đà Lạt trở thành trộm cắp
- Dược liệu
- 00:29 - 21/04/2016
- Bé trai 9 tuổi bị xích chân vì mê game bắn cá
- "Cha đẻ" Flappy Bird ra game mới, "bỏ qua" thị trường Việt Nam
- Trở thành "bàn tay vàng" công nghệ thông tin từ mê game
- IBM đã hiện thực hóa "giấc mơ của game thủ"
- Chơi game online với nhau suốt 8 năm trời mới biết là chị em thất lạc
- Na Uy đưa game thành môn học trong trường cấp 3
Game online mọc lên như nấm
Quán game mọc lên như nấm
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cách đây khoảng 8 năm, quanh trường Đại học Đà Lạt chỉ xuất hiện vài quán Internet, chủ yếu phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, phục vụ học tập và liên lạc (qua yahoo chat) của sinh viên. Đến nay, tại khu vực này có đến 26 quán Internet đang hoạt động. Mục đích của các quán Internet này cũng đã bị thay đổi, không còn phục vụ nhu cầu học tập nữa mà là “vui chơi, giải trí”, với dàn máy tính hiện đại, cấu hình cao. 100% các quán Internet đều có trò chơi trực tuyến game Online. Quanh Đại học Đà Lạt là nơi tập trung sinh viên đông nhất TP Đà Lạt với hàng chục nghìn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng.
Các game đều được sản xuất từ Trung Quốc, người chơi phải bỏ tiền ra mua thẻ nhằm tích lũy điểm, nâng cấp nhân vật để chơi. Thắng được thăng điểm, thua bị trừ, trò chơi vừa có tích thắng thua, kích thích, vừa có tính chất cờ bạc được mất. Những game được ưa chuộng hầu hết có nội dung kích động bạo lực, các “game thủ” đều lâm vào nghiện nặng đến mức không thể bỏ. Người chơi ngày đêm sống trong thế giới ảo, vừa mất tiền, mất thời gian, mất sức lực và lãng phí thời tuổi trẻ nhưng khi đã nghiện vẫn lao đầu vào chơi.
Một bạn ở lớp luật học K37, Trường ĐH Đà Lạt cho biết: “Tôi đã chơi game khá lâu, game mà tôi đang chơi có tên là Võ lâm Chi Mộng. Nhân vật trong game của tôi có tên là Kiler Mon nên đòi hỏi phải nạp thẻ cạc để nâng cấp nhân vật trong game lên bậc cao hơn đã tiêu tốn khá nhiều tiền của tôi”. Một sinh viên cùng lớp với Phương, tên Điền chia sẻ: “Tôi đã chơi rất nhiều loại game online như Thời loạn, Công thành chiến, Liên minh huyền thoại mỗi ngày đều ngồi chơi game thậm chí còn chơi game online suốt đêm. Hiện ngày nào tôi cũng phải chơi game. Không chỉ một mình tôi chơi mà nhóm bạn của tôi ai cũng chơi game”.
Những chương trình game có tính bạo lực, có chất gây nghiện khó bỏ. Khi nghiện game, người chơi rất dễ rối loạn về nhận thức, bỏ ăn uống, học hành, bỏ tuân thủ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Phát cuồng về những công nghệ tiên tiến nâng cấp trong trò chơi, cô lập với xã hội, sống trong thế giới ảo “ngỡ” mình là nhân vật trong game.
Có rất nhiều loại game online khác nhau, mỗi loại game đều có những cách thu hút người, nhưng tất cả đều có một điểm chung là gây nghiện cho người chơi.
Không ít người nghiện game đã lâm vào các loại tệ nạn xã hội, trộm cắp tài sản để có tiền nướng vào thế giới ảo. Cách đây chưa lâu, Công an TP Đà Lạt đã bắt khẩn cấp 3 đối tượng nghiện game là Nguyễn Minh Khôi, Hồ Nhật Thuận và Bùi Đặng Gia Lương về hành vi trộm cắp tài sản tại Trường Đại học Đà Lạt. Các đối tượng này khai nhận, để có tiền chơi game, chúng đã lên kế hoạch đột nhập vào trường trộm máy tính và các tài sản có giá trị khác đem bán.
Phó mặc tương lai qua game
Tình trạng nghiện game online đang trở thành vấn đề bức xúc của gia đình, nhà trường và xã hội. Tình trạng nghiện game online trong giới trẻ nói chung và trong sinh viên đang trở nên ngày càng nghiêm trọng và để lại nhiều hậu quả khôn lường.
Sinh viên đang cặm cụi vì game
Thương, sinh viên Trường Đại học Đà Lạt, một người nghiện game online chia sẻ: “Game online mà tôi thường chơi là Võ lâm Chi Mộng một loại game nhập vai nhân vật, phải nạp tiền vào game để tăng đẳng cấp để tranh xếp hạng trong sever, chế độ PK (sô lô) trong game bắt buộc các game thủ phải nạp tiền để tranh đua lực tấn công với nhau”. Bạn Long sinh viên cùng trường với Thương cho biết thêm: “Game này yêu cầu phải chơi thường xuyên, cày ngày cày đêm mới nhanh tăng xếp hạng”. Nhiều sinh viên nghiện game nói dối gia đình mua máy tính với cầu hình mạnh là để phục vụ công tác học tập nhưng nhằm mục đích cuối cùng là thỏa mãn những cơn nghiện game, bỏ bê nhiệm vụ học tập.
Một sinh viên tiết lộ, những người nghiện game để thỏa mãn được cơn nghiện họ phải vùi đầu vào máy tính chơi suốt ngày đêm. Tiền mua thẻ nâng cấp nhân vật, tiền thuê máy tính ngoài quán, mỗi tháng cũng ngón đến vài triệu đồng.
Thầy Hoàng Đức Lâm, giảng viên Tâm lý học, Trường Đại học Đà Lạt cho biết: “Nhiều sinh viên vì nghiện game mà nghỉ học suốt cả năm học, thiếu ý thức học tập, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học, ra trường muộn vì nợ môn, thậm chí không thể tốt nghiệp vì mãi mê với game”.
Sinh viên nghiện game online không những gây ảnh hưởng xấu đến việc học tập, mà còn ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, đạo đức, sức khỏe. Vì đam mê game online mà sinh viên cá cược nhau, ganh đua nhau, nạp tiền mặt để đổi lấy nhân vật ảo trong game, khi hết tiền thì này sinh trộm cắp, cướp giật, lừa đảo… gây nên một hệ lụy rất xấu cho xã hội.