THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:06

SEA Games 2017 bị phản ứng gay gắt

SEA Games 2017 bị phản ứng gay gắt - Ảnh 1.

     Đương kim vô địch 10 môn phối hợp Nguyễn Văn Huệ có thể sẽ không còn niềm vui chiến thắng như thế này ở SEA Games 2017. Ảnh T.P

Và những toan tính của Malaysia trong việc chọn môn thi đấu khiến các quốc gia Đông Nam Á phản ứng gay gắt.

Điền kinh sẽ không được tổ chức ở SEA Games 2017?

Trong cuộc họp hồi giữa tuần của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á (SEAGF), nước chủ nhà SEA Games 2017 Malaysia gây nhiều tranh cãi khi trình bản danh sách tạm thời 34 môn thi đấu với 342 bộ huy chương ở SEA Games 2017. Theo đó, Malaysia đề xuất cắt nhiều môn, nội dung như thể hình, canoeing, đấu kiếm, bóng đá nữ, vật, boxing nữ, cử tạ nữ, judo... Riêng điền kinh Malaysia cắt 8 nội dung là: marathon (nam, nữ), chạy 10.000m (nam, nữ), 3.000m vượt chướng ngại vật (nam, nữ), 10 môn phối hợp (nam) và 7 môn phối hợp (nữ).

Đề xuất của Malaysia đã vấp phải sự phản ứng rất mạnh từ nhiều phía. Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh châu Á (AAA) Maurice Nicholas phản ứng rất mạnh khi trả lời Hãng tin Reuters: “Malaysia muốn bỏ nhiều nội dung thi đấu và họ không được phép làm điều đó. Nếu Malaysia tiếp tục giữ quan điểm bỏ những nội dung thi đấu này, AAA sẽ không cấp giấy phép cho họ tổ chức thi đấu điền kinh tại SEA Games 2017”.

Ngay tờ Malay Mail cho biết Bộ trưởng thể thao Malaysia Khairy Jamaluddin cũng không hài lòng với đề xuất này từ OCM (Hội đồng Olympic Malaysia). Ngoài ra, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Myanmar, Lào dọa sẽ không đưa đội điền kinh sang nếu Malaysia không thay đổi chủ ý.

SEA Games giữ vững danh hiệu “ao làng”

Ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - cho biết không chỉ VN, các quốc gia khác cũng phản ứng với những lựa chọn của chủ nhà Malaysia. Theo ông Phấn, trong cuộc họp giao ban ngày 29-2 lãnh đạo Tổng cục TDTT sẽ yêu cầu Ủy ban Olympic VN (tham dự cuộc họp SEAGF ngày 24-2) báo cáo đầy đủ nội dung cuộc họp. Sau đó sẽ có kiến nghị chính thức bằng văn bản đến nước chủ nhà SEA Games 2017 Malaysia để bảo vệ quyền lợi cho thể thao VN.

Ông Phấn nói: VN thậm chí không quan tâm đến thứ hạng, số lượng HCV sẽ giành được nhưng quan tâm đến việc các môn Olympic phải được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của SEA Games. Ngoài ra, ông Hoàng Quốc Vinh, vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Tổng cục TDTT - người tham dự cuộc họp của SEAGF ngày 24-2, cho biết đoàn VN đã đề nghị Malaysia phải đưa thêm nhiều môn và nội dung Olympic vào chương trình thi đấu của SEA Games 2017, trong đó có vovinam.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Mạnh - tổng thư ký Ủy ban Olympic VN - cho biết ngày 13 và 14-7 SEAGF sẽ có cuộc họp tiếp theo để chốt số lượng môn thi tại SEA Games 2017. Ông Mạnh cho biết: “Kiến nghị là quyền của các quốc gia nhưng tiếp thu và quyền quyết định vẫn thuộc về nước chủ nhà SEA Games”. Trong 8 nội dung điền kinh Malaysia đề nghị bỏ, có 6 nội dung VN có huy chương tại SEA Games 2015. Đánh giá về việc này, ông Dương Đức Thủy - trưởng bộ môn điền kinh Tổng cục TDTT - nói: “Đề xuất Malaysia vừa đưa ra cho thấy SEA Games 2017 là “ao làng” trong con mắt của liên đoàn điền kinh thế giới và châu Á”.

Trước sức ép dư luận quá lớn, tổng thư ký OCM Low Beng Choo phát biểu trên tờ Today (Singapore): “Đây mới là đề xuất ban đầu của Malaysia. Sau đó, chúng tôi sẽ lắng nghe các phản hồi rồi mới chốt danh sách vào tháng 7”.

Lứa Công Phượng, Tuấn Anh sẽ tham dự SEA Games 2017

Cuộc họp của SEAGF ngày 24-2 cũng đã đồng ý với đề xuất của AFF (LĐBĐ Đông Nam Á) về độ tuổi của môn bóng đá nam tham dự SEA Games 29. Theo đó, kể từ SEA Games 29 trở về sau, môn bóng đá nam sẽ sử dụng các cầu thủ lứa tuổi U-22 thi đấu.

VĐV Nguyễn Văn Huệ: “Tôi bị sốc”

Cựu VĐV lừng danh Trương Thanh Hằng nói: “Từng thi đấu nhiều đấu trường trên thế giới, tôi chưa bao giờ thấy chủ nhà cắt nội dung điền kinh như Malaysia. Điền kinh VN hiện nay chưa vươn đến tầm châu lục nên sân chơi chính vẫn là SEA Games.

Nhiều VĐV vắt sức tập luyện suốt hai năm trời chỉ để thi đấu giải quốc tế gần như duy nhất là SEA Games nên nghe tin này họ cũng hụt hẫng. Không được thi đấu dẫn đến mất nguồn thu nhập đáng kể về tiền thưởng, huy chương và chế độ, lương bổng... họ sẽ nản và điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phong trào”.

Thanh Hằng đưa ra ví dụ về nhà vô địch SEA Games 10 môn phối hợp Nguyễn Văn Huệ - người gần như chẳng có cơ hội thi đấu quốc tế trừ SEA Games. Nếu SEA Games lần này không tổ chức 10 môn phối hợp, coi như Huệ phải đợi 4 năm mới được dự một giải quốc tế lớn.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Huệ cho biết: “10 môn phối hợp là một trong những nội dung tập luyện vất vả của điền kinh nhưng mỗi năm chỉ thi đấu khoảng 2-3 giải trong nước. Nhiều lúc tôi muốn bỏ nhưng rồi vẫn nỗ lực bám trụ tập luyện hằng ngày. Giờ SEA Games bỏ nội dung này, tôi cảm thấy bị sốc”.

Lứa Công Phượng, Tuấn Anh sẽ tham dự SEA Games 2017

Cuộc họp của SEAGF ngày 24-2 cũng đã đồng ý với đề xuất của AFF (LĐBĐ Đông Nam Á) về độ tuổi của môn bóng đá nam tham dự SEA Games 29. Theo đó, kể từ SEA Games 29 trở về sau, môn bóng đá nam sẽ sử dụng các cầu thủ lứa tuổi U-22 thi đấu.

VĐV Nguyễn Văn Huệ: “Tôi bị sốc”

Cựu VĐV lừng danh Trương Thanh Hằng nói: “Từng thi đấu nhiều đấu trường trên thế giới, tôi chưa bao giờ thấy chủ nhà cắt nội dung điền kinh như Malaysia. Điền kinh VN hiện nay chưa vươn đến tầm châu lục nên sân chơi chính vẫn là SEA Games.

Nhiều VĐV vắt sức tập luyện suốt hai năm trời chỉ để thi đấu giải quốc tế gần như duy nhất là SEA Games nên nghe tin này họ cũng hụt hẫng. Không được thi đấu dẫn đến mất nguồn thu nhập đáng kể về tiền thưởng, huy chương và chế độ, lương bổng... họ sẽ nản và điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phong trào”.

Thanh Hằng đưa ra ví dụ về nhà vô địch SEA Games 10 môn phối hợp Nguyễn Văn Huệ - người gần như chẳng có cơ hội thi đấu quốc tế trừ SEA Games. Nếu SEA Games lần này không tổ chức 10 môn phối hợp, coi như Huệ phải đợi 4 năm mới được dự một giải quốc tế lớn.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Huệ cho biết: “10 môn phối hợp là một trong những nội dung tập luyện vất vả của điền kinh nhưng mỗi năm chỉ thi đấu khoảng 2-3 giải trong nước. Nhiều lúc tôi muốn bỏ nhưng rồi vẫn nỗ lực bám trụ tập luyện hằng ngày. Giờ SEA Games bỏ nội dung này, tôi cảm thấy bị sốc”.

“Thể thao VN thậm chí không quan tâm đến thứ hạng, số lượng HCV sẽ giành được nhưng quan tâm đến việc các môn Olympic phải được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của SEA Games"

Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT 
Trần Đức Phấn

“Thể thao VN thậm chí không quan tâm đến thứ hạng, số lượng HCV sẽ giành được nhưng quan tâm đến việc các môn Olympic phải được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của SEA Games"

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh