THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:09

Sau “cú đúp” xăng, điện: Hạn chế tăng giá dây chuyền

Áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát

Trong công văn gửi các địa phương, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương tăng cường bình ổn giá, hạn chế các hiện tượng lợi dụng việc tăng giá điện, giá xăng dầu để tăng giá dây chuyền, không phù hợp với tỷ lệ tác động của giá điện, xăng dầu vào giá thành sản phẩm hàng hoá.

Năm qua, lạm phát giữ được ở mức thấp, tuy vậy khi giá xăng dầu tăng trở lại, kết hợp với giá điện tăng sẽ là áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát trong năm nay. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, cú đúp tăng giá xăng, điện sẽ ảnh hưởng vào chỉ số CPI của tháng 4 và các tháng tiếp theo.

Xăng, dầu chỉ là một nhóm mặt hàng tác động vào CPI, lạm phát của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Yếu tố cung- cầu; yếu tố giá cả của một số mặt hàng nước ta nhập khẩu; biến động chính trị thế giới và khu vực; yếu tố tiền tệ; kỳ vọng lạm phát...

Sau “cú đúp” xăng, điện: Hạn chế tăng giá dây chuyềnCác mặt hàng trong siêu thị không có chuyện tăng giá như ngoài chợ nhỏ lẻ. Ảnh: Quý Đức 

Vì vậy, riêng yếu tố xăng dầu chưa thể nói lạm phát năm 2015 sẽ được kiểm soát thấp. Dự báo, năm nay, yếu tố chi phí tiếp tục giữ lạm phát ở mức thấp, tuy vậy những rủi ro tiềm ẩn về giá xăng dầu khi tăng trở lại là áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát”.

Vì vậy, cũng theo ông Nguyễn Bích Lâm, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật hiện hành trong kinh doanh xăng dầu, nhất là đối với hệ thống tổng đại lý, đại lý.

Không chỉ là câu chuyện tăng vài nghìn đồng/tháng trong hóa đơn tiền điện như EVN đưa ra, rằng theo tính toán của EVN, với mức tăng dự kiến, mỗi gia đình một tháng cần phải trả thêm 4.800 đồng với mức tiêu thụ 50kWh đầu tiên. Còn đối với các hộ sản xuất, tùy theo giá thành của từng hộ tiêu thụ, nếu dùng nhiều sẽ phải trả mức chênh lệch cao hơn.

Mặc dù theo như tính toán, số tiền mỗi hộ gia đình chi trả thêm chưa đến 5.000 đồng với 50kWh đầu, nhưng thực tế mức tiêu thụ điện của nhiều gia đình vượt cao hơn hẳn so với ngưỡng đó. Đồng thời, giá điện bình quân mới còn chưa tính đến tỷ lệ hư hao, mức cộng thêm mà người dùng buộc phải thông qua các đơn vị, cá nhân trung gian bán điện... “

Vì thế, mức chênh mà mỗi hộ gia đình phải trả không chỉ ở con số vài nghìn đồng. Giá điện tăng không chỉ là tăng vài chục nghìn, vài trăm nghìn trong hóa đơn tiền điện mà kéo theo đó là các dịch vụ, sản phẩm, nhiều mặt hàng, đó mới thực sự là vấn đề người dân e ngại”- TS Lê Đăng Doanh phân tích.Sau “cú đúp” xăng, điện: Hạn chế tăng giá dây chuyền

Doanh nghiệp, người dân cùng lo

Chưa hết, đối với những người lao động có mức thu nhập thấp hay sinh viên, học sinh vẫn còn đi học và chủ yếu dựa vào phụ cấp của gia đình hằng tháng, thì giá điện tăng sẽ khiến cho mức sinh hoạt hằng ngày, tiền thuê trọ, tiền điện tăng khiến đời sống của các đối tượng này càng trở nên khó khăn.

Nhìn chung hiện nay, mức quy định giá điện mà các chủ trọ áp dụng là 4.000 đồng/1kWh, với những người thu nhập thấp thì mức thu đó là quá cao. Không chỉ có người tiêu dùng, mà nhiều quán xá, cửa hàng kinh doanh cũng tỏ ra rất lo lắng trước động thái giá điện tăng cao. Nhất là những cửa hàng ăn uống bình dân, thật khó tăng giá vì khách chủ yếu là người lao động thu nhập thấp.

Về phía các DN, sau hàng loạt thông tin về việc tăng giá đầu vào, tâm trạng chung là khá lo lắng. Hầu hết DN đều nhanh chóng tìm cách thích ứng để việc tăng giá không tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc tăng giá điện, xăng dầu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp do làm tăng chi phí đầu vào.

Với các DN tiêu thụ điện, xăng dầu lớn như ngành thép, xi măng, chế biến thực phẩm, vận chuyển... thì việc tăng giá điện sẽ gây thiệt hại lớn.

Đại diện Cty Thép Pomina cho biết, hiện giá điện chiếm đến 30% giá thành sản xuất. Giá điện tăng lên 7,5% khiến Cty phát sinh thêm khoảng 2,5 tỷ đồng tiền điện mỗi tháng.

Trong khi đó, Cty chủ yếu làm hàng xuất khẩu, giá điện tăng lên như vậy cũng khó mà tăng giá xuất khẩu được, vì khách hàng không chấp nhận.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá xăng và giá điện tăng cùng thời điểm không chỉ ảnh hưởng lớn đến khối sản xuất mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Do vậy, các cơ quan quản lý cần làm tốt công tác kiểm soát chặt giá cả, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu để tránh tình trạng “té nước theo mưa”, khi giá xăng, giá điện tăng, gây thêm khó khăn cho đời sống của người dân.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh