THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:32

Sân bay Cam Ranh thay da đổi thịt và hiệu quả vốn tư nhân đầu tư hạ tầng hàng không

Nhà ga được xây trên diện tích hơn 50.000 m2, nằm liền kề với nhà ga cũ sân bay Cam Ranh hiện nay. Công trình có hai tầng gồm bốn sân đỗ dành cho máy bay thân rộng; sáu sân đỗ động cơ; tám đường ống đón khách cùng 12 thang động cơ. Dự án khởi công vào tháng 9-2016, thiết kế theo hình tổ yến, đạt tiêu chuẩn bốn sao quốc tế đầu tiên tại Việt Nam với mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng.

Khánh thành Nhà ga Quốc tế Cam Ranh

 Ngoài cầu thang bộ, hệ thống thang máy được lắp ráp đảm bảo vận chuyển khách và hàng hóa. Nhà ga Cam Ranh được thiết kế nhằm đảm bảo tiện lợi và hiện đại nhất đối với du khách trong và ngoài nước. Từ những chi tiết nhỏ như nhà WC có chỗ thay tã cho trẻ em, gần 120 màn hình cảm ứng được bố trí khắp nhà ga để ghi ý kiến phản hồi từ hành khách cho đến sự cầu kỳ trong khâu thiết kế. Kiến trúc thông minh từ hệ thống chống cháy, khi có cháy xảy ra thì những cửa sổ trên trần sẽ tự động mở để thoát khói, đồng thời hệ thống sẽ kích hoạt một luồng khí đối lưu để thoát khói tự nhiên thay vì phải sử dụng quạt hút.

Sự thay da đổi thịt của Nhà ga Cam Ranh

So với những dự định ban đầu như  xây dựng nhà ga đạt tiêu chuẩn 3 sao hay hoàn thành dưới 36 tháng thì công trình chỉ hoàn thành trong vòng 2/3 thời gian dự kiến và được công nhận tiêu chuẩn 4 sao. Đây là minh chứng cho hiệu quả của vốn tư nhân đầu tư vào nhà ga Cam Ranh. 

Trên thế giới, các doanh nghiệp tư nhân đã bộc lộ nhiều lợi thế trong việc đầu tư hạ tầng cũng như cung cấp các dịch vụ. Không chỉ quản lý, tổ chức hoạt động tại cảng hàng không một cách chuyên nghiệp, doanh nghiệp tư nhân còn luôn đổi mới, sáng tạo, cải tiến trong tất cả các mặt hoạt động tại cảng hàng không, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh phi hàng không và thực hiện tốt việc giao thầu, khoán kinh doanh một số dịch vụ tại cảng hàng không.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân cũng đóng góp cho Nhà nước một khoản tiền lớn khi chuyển nhượng, mua lại các cảng hàng không, qua đó tạo nguồn vốn cho Nhà nước phát triển hạ tầng cơ sở, góp phần giảm áp lực cho nguồn vốn Nhà nước trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

Ông JOHNATHAN Hạnh Nguyễn Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) cho biết:  “vốn tư nhân chỉ cần HĐQT tập đoàn quyết là được rồi, họ có thể họp bất cứ lúc nào, họp đột xuất ba bốn lần một tháng để kịp thời đưa ra quyết định, giám sát chất lượng theo đúng ý mình”.

Thực tế việc mở cửa thu hút vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng hàng không đã là một chủ trương từ nhiều năm trước của Chính phủ và trở nên rõ nét hơn khi tháng 2 vừa qua, Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không. Theo Hãng Hàng không Việt Nam hiện có ít nhất 5 dự án hạ tầng cảng hàng không có vốn góp tư nhân là:

Cảng hàng không Quốc Tế Vân Đồn

Nhà ga, hành khách Quốc Tế, cảng hàng không Quốc Tế Đà Nẵng

Cảng hàng không Quốc Tế Phan Thiết

Nhà để xe, Ga quốc nội, Cảng hàng không Quốc Tế Tân Sơn Nhất

Việc kết hợp và bù đắp lẫn nhau về kinh nghiệm của doanh nghiệp nhà nước với nguồn lực doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là một giải pháp nhanh chóng để hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, nhấy là hạ tầng hàng không trong cơ cấu phát triển ngành du lịch của nước ta.

Hiện tốc độ phát triển khách du lịch quốc tế của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Bình quân tăng 30% mỗi năm dẫn đến tình trạng quá tải vận hành tại một số cảng hàng không. Để đón đầu sức tăng trưởng này, theo quy hoạch của chính phủ doanh nghiệp tư nhân sẽ được phép đầu tư một phần trong 26 dự án cảng hàng không được phê duyệt đến năm 2030 với tổng mức đầu tư là 10.5 tỷ USD.

Sự thay đổi của sân bay Cam Ranh góp phần tạo những ấn tượng ban đầu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Khánh Hòa, nâng cao chất lượng phục vụ ngành du lịch, thúc đẩy sự phát triển quốc gia theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Phương Hồng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh