CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:10

“Sài Gòn – Gia Long kỷ niệm” biên niên sử về một mái trường và tấm lòng thầy trò

 

 

Trong cuộc đời mỗi người, mái trường là một trong những ký ức thân thương nhất mà ai đó vẫn luôn nhớ về. Những người học trò dưới mái Trường Gia Long xưa cũng vậy. Giờ mỗi người ở mỗi phương trời, có cuộc sống và công việc riêng, nhưng trong họ luôn mong mỏi hàng năm gặp lại thầy cô và bạn cũ. Những tấm hình nữ sinh ngây thơ trong tà áo dài là những lời kể sống động và nguyên vẹn được nhóm biên soạn sắp xếp theo tiến trình thời gian với dòng chú thích cặn kẽ và chi tiết khiến không chỉ người trong cuộc cũng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến khi xem qua. Từng sự kiện mang tính lịch sử không chỉ của riêng trường, mà cả của Sài Gòn một thời hiển hiện trong từng bức ảnh ấy, không ai có thể ngờ được nhóm biên soạn lưu giữ đến ngày hôm nay.

Và càng sinh động hơn khi dòng ký ức ấy được viết ra bằng tất các tình yêu về mái trường của những người học trò cũ – chút lãng mạn, chút nhớ nhung, chút sâu lắng,... chất chứa theo thời gian. Tình yêu trường cũ thường đơn giản lắm, giống như cứ nhớ hoài hình ảnh một người thầy, một bài học, một lời xin lỗi,... rồi viết ra bằng tấm chân thành của mình.

Trong tập tái bản lần 2, cuốn sách còn có những ký ức của những người thầy dạy tại Gia Long. Cảm giác hồi hộp trong ngày đi dạy đầu tiên tại trường của thầy Trịnh Văn Long. Thời gian cứ trôi, nhưng ký ức của thầy và trò Trường Gia Long vẫn còn giữ mãi. Điều đáng quý là có dịp lại hội ngộ ở khắp năm châu, tuổi tác chỉ là con số, tâm hồn vẫn cứ trẻ trung tự tại như thuở học trò.

Không chỉ là ký ức, hơn thế nữa, những nữ sinh Gia Long ngày nào, giờ tìm đến thăm nhau, giúp đỡ những người bạn của mình, giúp đỡ cộng đồng trong những chuyến thiện nguyện trong và ngoài nước. Hành động từ trái tim ấy đã giữ cho ngôi trường Gia Long ở mãi trong trái tim mọi người.

Gấp cuốn sách lại, nhưng những vần thơ duyên dáng về ngôi trường vẫn và sẽ luôn luôn giữ trong ký ức của mỗi người.

 

Trường Nữ Sinh Gia Long khánh thành ngày 19/10/1915 và chọn đồng phục nữ sinh màu tím. Khóa học đầu tiên có 42 nữ sinh, các giáo sư giảng dạy là người Pháp. Đến năm 1921, giáo sư người Việt đầu tiên là cô Berthe Nguyễn Thị Minh. Từ năm 1919, trường đổi tên là College de Jeunes Filles Indigenes và mở thêm các lớp bậc Cao đẳng Tiểu học. Năm 1940, chính thức đổi tên là College Gia Long. Từ năm 1951, trường đổi chương trình Pháp sang dạy chương trình Việt bậc Trung học Đệ Nhất Cấp. Từ năm 1955 – 1975, hoàn chỉnh Trung Học Đệ Nhị Cấp chương trình Việt.

ĐINH HOA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh