THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:03

Sách hóa nông thôn Việt Nam

 

Nỗi buồn thiếu sách

“Sách hóa nông thôn Việt Nam” là chương trình được thực hiện từ năm 2007 nhằm xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập Trung tâm Hỗ trợ Tri thức và Phát triển Cộng đồng (CKACD) khởi xướng. Theo thống kê của Văn phòng UNESCO Hà Nội, từ năm 2007 tới nay, mặc dù nguồn ngân sách hạn hẹp và phải dựa vào nguồn sách đóng góp từ thiện nhưng chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” đã đưa sách tới hơn 400.000 bạn đọc ở khu vực nông thôn, đồng thời xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh, thành phố. Không những thế, mô hình này còn được nhân rộng ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… các thành viên đã phát triển hệ thống tủ sách đến hơn 12.000 lớp học, đến các dòng họ, các gia đình chiến sĩ, và hơn nửa triệu cư dân nông thôn, đặc biệt là học sinh tiếp cận tối thiểu 50 đầu sách/năm.

Tuy nhiên, trên hành trình suốt 9 năm mang văn hóa đọc đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn đó bao câu chuyện buồn vui. Ông Nguyễn Quang Thạch chia sẻ, năm 2010 và năm 2013, ông đã tiến hành khảo sát ở 16 trường học và 3 xã của huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình, việc đọc sách ngoài sách giáo khoa của học sinh dao động 0,4 đến 2 cuốn sách/năm. Việc đọc sách của nông dân là con số 0 tròn trĩnh. Thực tế, đến nay vẫn còn 15 triệu trẻ em nông thôn Việt Nam đang thiếu sách trầm trọng.

Cũng theo ông Thạch, trên đường đi bộ Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh trong 2015 nhằm tăng tốc, Sách hóa nông thôn đã phỏng vấn hơn 3.000 người, chỉ 38 người biết đến cuốn “Những tấm lòng cao cả”, 20 người biết đến cuốn “Góc sân và khoảng trời”. Không ai trong số họ biết đến trung tâm học tập cộng đồng. Ông Thạch đã nhiều lần ứa nước mắt khi nghĩ đến câu nói của cô Dương Lệ Nga- Tổng phụ trách Trường THCS An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình: “Bây giờ có tủ sách trong lớp học và thấy học sinh đam mê đọc  sách mà cảm thấy có lỗi với hàng chục thế hệ học sinh trước đây”.

Chương trình “Sách hóa nông thôn” viết tiếp những giấc mơ từ sách. 


Ý thức từ cộng đồng

Một thống kê cho thấy rằng những quốc gia  phồn thịnh như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Singapore, Israel... là thiên đường cho trẻ em lĩnh hội tri thức qua sách vở từ thư viện, với mức đọc 8-10.000 trang sách/năm, lĩnh hội tri thức qua giáo cụ trực quan là các trung tâm khoa học kỹ thuật mô phỏng, các bảo tàng lịch sử phát triển của nhân loại, học qua thực hành từ giáo dục STEM. Trái lại, học sinh nông thôn Việt Nam lại thiếu thứ cơ bản nhất là sách, dẫn đến tiềm năng đọc của học sinh bị lãng phí, văn hóa đọc sách trên qui mô quốc gia không thể hình thành. Khi tiềm năng đọc của con trẻ bị lãng phí thì nền tảng nhân văn và sáng tạo quốc gia không thể được kiến tạo. Đáng tiếc là xã hội chúng ta để nạn đói sách trường làng kéo dài nhiều thập kỷ qua, dẫn đến siêu lãng phí nền tảng nhân văn và sáng tạo quốc gia.

 

 

Nhìn nhận về hoạt động của chương trình “Sách hóa nông thôn”,  Đại sứ Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết: Sáng kiến “Sách hóa nông thôn” đã huy động nguồn lực xã hội nhằm xây dựng thư viện ở các vùng nông thôn khó khăn để giúp những người biết ren luyện khả năng đọc, giúp đỡ cộng đồng đồng học tập. Đây là một cách làm hiệu quả, được UNESCO đánh giá cao, trao giải thưởng và mong muốn ý tưởng này sẽ dóng góp kinh nghiệm chung của các nước trên thế giới trong việc xóa nạn mù chữ, thúc đẩy học tập.

Cũng theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, trong những năm qua Việt Nam đã áp dụng triển khai nhiều ý tưởng giáo dục của UNESCO và đạt được những tiến bộ ấn tượng trong Thập kỷ xóa mù chữ và Giáo dục vì sự Phát triển bền vững. Nhưng thực tế phải thấy rằng khu vực nông thôn và vùng núi, đặc biệt là những vùng khó khăn vẫn còn thiếu sách, thiếu những điều kiện học tập trong không chỉ cho trẻ em mà tất cả mọi người. “Giải thưởng lần này vì thế không chỉ là sự động viên đối với những cá nhân và tập thể đã xây dựng thực hiện chương trình mà còn là động lực lớn cho các nỗ lực và sáng kiến chung trong cộng đồng để nâng cao văn hóa đọc và phát huy học tập suốt đời cho tất cả mọi người”-  Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh.  

MINH QUÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh