THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:14

Rút giấy phép 73 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế

 

 - Ảnh 1Du lịch vịnh Hạ Long


Theo báo cáo thường niên du lịch Việt Nam năm 2018 của Tổng cục Du lịch, thị trường du lịch quốc tế đến ngày càng sôi động. Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng tăng, đến hết tháng 12-2018, cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, tăng 24,3% so với năm 2017.

Trong năm 2018, Tổng cục Du lịch đã thẩm định 781 hồ sơ trong đó gồm cấp mới 499 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thu hồi 73 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế…

Cả nước có hơn 24.000 hướng dẫn viên (HDV), trong đó có 15.056 HDV du lịch quốc tế, cơ quan chức năng đã thu hồi 237 thẻ HDV do vi phạm các quy định của Luật Du lịch. Trong đó có nhiều trường hợp sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2018, triển khai thực hiện quy định mới về xếp hạng sao tự nguyện thay vì bắt buộc như trước đây thì số lượng khách sạn xếp hạng một sao giảm khá mạnh dẫn đến cả nhóm cơ sở lưu trú 1-2 sao giảm. Tính đến cuối năm 2018 cả nước có hơn 5.700 cơ sở lưu trú 1-2 sao, giảm 15,5% so với năm 2017.

Đối với cơ sở lưu trú năm sao có 140 cơ sở, tăng trưởng mạnh và sức chứa lớn nhất với 46.900 buồng/phòng. Đối với nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê, đã kiểm tra đủ điều kiện có 1.800 cơ sở tăng 7,5% so với năm 2017; trong đó chưa kiểm tra điều kiện là 1.126 cơ sở.

Năm 2018 thêm ba địa phương có cơ sở lưu trú bốn, năm sao là Sơn La, Lạng Sơn, Đồng Nai. Như vậy, cơ sở lưu trú bốn đến sao và hạng cao cấp đã xuất hiện tại 40/63 tỉnh thành với hơn 86.000 buồng. Phân khúc cao sao ngày càng chiếm tỉ trọng lớn tại khu vực Nam Trung bộ, Phú Quốc, Lào Cai và các thành phố đông khách du lịch như TP.HCM; Hà Nội.

Các cơ sơ lưu trú du lịch này đã góp phần tích cực vào thành tích chung của du lịch Việt Nam. Nhiều khu nghỉ dưỡng khách sạn đã được vinh danh nhận giải thưởng danh giá như JW Marriot Phú Quốc Emerald Bay được vinh danh là khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất châu Á… Các điểm này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao thương hiệu sức cạnh tranh và hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam cần phát triển theo hướng bền vững, khắc phục những hạn chế thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng phục vụ khách ở các loại hình lưu trú mới.

Các bất động sản nghỉ dưỡng có nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu đã giảm áp lực về vốn cho nhà đầu tư ban đầu nhưng gây khó khăn cho công tác quản lý. Những cơ sở lưu trú là nhà dân giao dịch với khách hàng qua mạng cần có sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch diễn ra sôi động, ngày càng đa dạng hơn về loại hình, cách thức vận hành và hình thức sở hữu, quản lý. Loại hình condotel ở các khu, điểm du lịch đông khách như Đà Nẵng, Phú Quốc, Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục phát triển mạnh.

Sự phát triển về cơ sơ lưu trú du lịch sôi động trong khi nhân lực đào tạo không theo kịp đã khiến thiếu hụt trầm trọng nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ. Một số nơi tăng trưởng nóng gây áp lực lên môi trường.

Xu hướng bán phòng qua mạng, hoạt động chia sẻ kỳ nghỉ trở nên phổ biến, mạng airbnb chiếm thị phần đáng kể trong việc cung ứng cơ sở lưu trú du lịch.

Theo TÚ UYÊN / Báo Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh