THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:47

Rưng rưng gặp lại những bức thư, nhật ký thời chiến

 

Đây là hoạt động thiết thực và ý nghĩa do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2018).

Gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Thư, Nhật ký tiêu biểu viết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trưng bày trong triển lãm nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn những tâm tư tình cảm, tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ; tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin chiến thắng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

 

Gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Thư, Nhật ký tiêu biểu viết trong thời kỳ kháng chiến sẽ được trưng bày

 

Triển lãm chuyên đề “Thư, Nhật ký thời chiến” được chia làm 3 nội dung chính. Phần mở đầu - Giới thiệu một số hình ảnh, hiện vật Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã viết để cổ vũ động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong hai cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Tiêu biểu là: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đơn vị bộ đội lập thành tích trong trận tập kích sân bay Gia Lâm, Hà Nội đêm 16/01/1947; Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954,…

Phần “Thư thời chiến”: Trưng bày một số tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Thư thời chiến được viết tại chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đó giới thiệu những câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương, đất nước; những lá thư từ hậu phương gửi vào tiền tuyến động viên cổ vũ tinh thần người chiến sĩ quyết tâm giữ vững tay súng chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc với niềm tin chiến thắng và mong ngày đoàn viên.

Phần “Nhật ký thời chiến”: Trưng bày giới thiệu một số hình ảnh, tài liệu, hiện vật là những cuốn Nhật ký được viết tại chiến trường; trong đó có cả nhật ký được vẽ bằng tranh, chứa đựng tình yêu thương, nỗi nhớ, niềm tâm sự trên đường đi chiến đấu trong hành trang của người chiến sĩ. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, lý tưởng của thanh niên thời chiến, ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và sự khốc liệt của chiến tranh.

VŨ MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh