CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:52

Rùng mình những bộ tộc ăn thịt người ghê rợn

 

Tộc người ăn thịt Fore

Tộc người Fore là một bộ lạc biệt lập cư trú chủ yếu ở miền đông Papua New Guinea. Họ sở hữu truyền thống rợn người được gọi là dạ tiệc tang lễ.

 


Người đàn ông bộ tộc Fore.

Người đàn ông bộ tộc Fore.


Tập tục man rợ này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 2% dân số người Fore mỗi năm. Những phân tử thoái hóa trong não người chết lan truyền khắp cơ thể của phụ nữ trong bộ tộc gây ra đại dịch kuru, loại bệnh tương tự như bệnh Alzheimer hay bệnh Parkinson.

Tại mỗi đám tang, cộng đồng người Fore cùng nhau thưởng thức thi thể như một cách tỏ lòng tôn trọng với người mất. Đàn ông chia nhau phần da và thịt sống, trong khi những phụ nữ và trẻ em được chia phần “bổ dưỡng hơn” - bộ não người chết.

 


Bé gái tộc Fore (trái) thuộc đảo Papua New Guinea ở thời kỳ cuối của bệnh Kuru.

Bé gái tộc Fore (trái) thuộc đảo Papua New Guinea ở thời kỳ cuối của bệnh Kuru.


Điều đáng ngạc nhiên là trong cơ thể của một số người Fore phát triển một loại gene có khả năng kháng lại bệnh kuru. Được biết, gene kháng thể đặc biệt này có thể bảo vệ người Fore khỏi bất cứ biến thể khác của bệnh bò điên. Đó là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu và điều trị những bệnh thần kinh liên quan.

Bộ tộc ăn thịt Korowai

Korowai là một bộ tộc ăn thịt người ở tỉnh Papua, Đông Nam Indonesia. Bộ tộc này chỉ sống trên cây cao và có cách sống gần như người nguyên thủy, biệt lập với thế giới trong hàng thế kỷ đã qua.

 


Đàn ông bộ tộc Korowai.

Đàn ông bộ tộc Korowai.


Người Korowai từng có tục săn đầu người và ăn thịt người. Những người này có niềm tin bất diệt với ác quỷ, sự chiếm lĩnh linh hồn và cái chết nên họ vô cùng sợ thầy phù thủy.

Theo câu chuyện nơi đây tương truyền, một con quỷ có tên gọi Khakhua thường giả dạng làm người thân hoặc bạn bè của người nào đó nhằm mục đích khi nạn nhân ngủ, con quỷ sẽ ăn thịt và giết chết anh ta. Nếu người chết trăng chối được một cái tên trước khi ra đi, đó chính là tên người đã bị Khakhua giả dạng. Người đó sẽ không còn được coi là người mà đã bị gọi là quỷ.

 


Cuộc sống trên cây của người Korowai.

Cuộc sống trên cây của người Korowai.


Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, người Korowai chỉ làm việc đó khi xử phạt một người phạm tội. Theo truyền thống, gia đình của nạn nhân được phép giết và ăn thịt những người làm điều ác chống lại bộ lạc.

Ngày nay, họ không còn giữ thói quen đáng sợ này nữa, nhưng những bộ xương của tàn tích đen tối ở Papua New Guinea trong quá khứ hiện vẫn được các con cháu trong bộ tộc lưu giữ.

Các bộ lạc bản địa Châu Úc

Tục ăn thịt người tươi sống chủ yếu bởi những cư dân đảo thuộc vùng biển phía Nam châu Úc. Những tục lệ này đã tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử và mỗi tục lệ đều mang ý nghĩa riêng.

 

 

Bộ lạc Kaurna (vùng Adelaide) có “truyền thống” ăn thịt người mỗi khi bước vào mùa hè hạn hán. Theo tộc trưởng đảo Yam thì điều này sẽ giúp “trái tim mạnh lên từ bên trong”.

 

Ăn thịt kẻ thù là một nét đặc trưng của bộ lạc Ngarigo. Đó được coi như là sự phơi bày chiến tích cũng như sự coi thường kẻ địch.


Tổ chức báo đm Leopard

 

Hình minh họa tổ chức báo đốm.

Hình minh họa tổ chức báo đốm.


Tổ chức này tập trung chủ yếu ở Cộng hòa Sierra Leone, Bờ Biển Ngà, Liberi và Nigeria. Tổ chức báo đóm Leopard hoạt động bí mật vào đầu và giữa thế kỉ 20. Các thành viên tổ chức thường mặc trang phục giống như báo đốm, với móng vuốt sắc bén sẵn sàng mai phục con mồi.

 


Tàn tích xót lại của tổ chức báo đốm.

Tàn tích xót lại của tổ chức báo đốm.


Chiến lợi phẩm sẽ được cắt ra thành những phần thịt nhỏ và phân phát các thành viên bộ lạc, kể cả phụ nữ. Theo tín ngưỡng của tổ chức này, việc tiêu thụ thịt người tươi sống sẽ tăng cường sức khỏe cho cá nhân và toàn thể bộ lạc.

Bộ tộc ăn thịt người bí ẩn ở Ấn Độ

Các tu sĩ Aghori lưu vong ở Varanasi (Ấn Độ) tổ chức nghi lễ ăn thịt người và sống gần các điểm chôn cất tử thi, nhằm tìm kiếm sự giác ngộ về tâm linh.

 


Tu sĩ người Aghori.

Tu sĩ người Aghori.


Những tu sĩ này uống rượu từ sọ người được gọi là kapalas, nhai đầu động vật sống, chất xương người làm giường ngủ và thiền định gần các tử thi để tìm kiếm sự giác ngộ.

Họ được cho rằng cũng uống nước tiểu và ăn chất thải. Họ luôn chọn sống chung với xác chết, đặc biệt là sống cùng với những tử thi đang phân hủy.

 


Họ sử dụng sọ người để uống rượu.

Họ sử dụng sọ người để uống rượu.


Nhiếp ảnh gia người Ireland, Darragh Mason từng sống chung với một nhóm người Aghori cho biết: “Người Aghori vớt các xác chết từ sông Hằng lên để ăn. Họ tin rằng sức mạnh đến từ cõi chết. Họ coi mình là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, vì vậy họ thường ăn mặc rách rưới và để tóc rối bù”. Nhóm người Aghori là những người đàn ông suốt đời sống độc thân.

Tộc ăn thịt người Asmat



<a href=Hình ảnh Rockefeller khi còn sống (trái) và người đàn ông bộ lạc Asmat. " />

Hình ảnh Rockefeller khi còn sống (trái) và người đàn ông bộ lạc Asmat.


Ngày 21/11/1961, hai nhà thám hiểm Michael C. Rockefeller và René Wessing bị lật thuyền và trôi dạt ngoài khơi bờ biển phía tây nam New Guinea. Michael đã quyết định bơi vào bờ để tìm cách sống sót.

Khi vào đất liền ông đã bị tra tấn, và bị ăn trong một nghi lễ của bộ lạc nổi tiếng bạo lực ở New Guinea.

Bộ tộc ăn thịt người Yali

Ở vùng đất Irian Jaya, bộ tộc Yali có hình dáng bên ngoài thấp bé, với chiều cao trung bình 1,5m, và được các bộ tộc khác trên đảo kính nể.

Xa xưa có một dân tộc là Papuan Yalis sau khi tiêu diệt hết kẻ thù, họ ăn thịt và rải xương khắp thung lũng. Từ đó mọi bộ tộc ở Irian Jaya đều tỏ ra nể sợ người Yalis, đó chính là người Yali ngày nay.

 


Người dân bộ lạc Yali.

Người dân bộ lạc Yali.


Tù trưởng Roni của bộ tộc Yali là một cái tên khiến các bộ tộc khác đều khiếp sợ mỗi khi nhắc đến. Bởi lẽ chính ông từng ăn thịt người.

Dưới áp lực của các bộ tộc và chính quyền, chuyện này đã không xảy ra nữa nhưng câu chuyện ăn thịt người cho tới nay vẫn được lưu truyền.

Những bộ tộc ăn thịt người lưu vực sông Congo

Đại úy, bác sĩ người Anh là Sidney Langford Hinde từng có mặt tại khu vực sông Congo cuối những năm 1800, có thời gian sống chung với các chủng tộc ăn thịt người.

 


Ảnh minh họa người Fiji ăn thịt người thế kỷ 19.

Ảnh minh họa người Fiji ăn thịt người thế kỷ 19.


Mục sư W. Holman Bentley trong thời gian sống ở Congo cùng thời với Hinde cũng kể lại, cả đất nước rộng lớn này hầu như chưa bao giờ từ bỏ việc ăn thịt người, từ Mobangi đến Staley Falls và cả Monbangi. Họ thắc mắc không hiểu tại sao thói quen ấy bị phản ứng: “Bạn ăn dê gà, chúng tôi ăn thịt người, tại sao không? Có gì khác biệt?”.

 


Hai thanh niên bộ tộc Bopoto, Bắc Congo khoe răng đã được mài (1912).

Hai thanh niên bộ tộc Bopoto, Bắc Congo khoe răng đã được mài (1912).


Trong đó bộ lạc Liboko phân chia và lưu giữ “món hàng”, những người bị trói và bỏ đói chờ cho đến khi đủ số lượng, họ sẽ bị đóng thành những kiện hàng có giá và được chuyển đến Mobangi. Người mua sẽ "vỗ" cho đến khi các nạn nhân xấu số trở nên béo tốt và được bán tại các đầu mối nhỏ ở các khu chợ thịt.

Bộ tộc Bagesu

Bộ tộc Bagesu được biết đến với buổi lễ tang kinh hoàng thường diễn ra vào ban đêm. Khi một người chết, xác anh ta được lưu giữ trong nhà và buổi tối, chờ người thân tụ họp để cử hành tang lễ.

 


Ảnh minh họa Bữa tiệc khủng khiếp của nhóm ăn thịt người trong cuốn sách Stanley’s Travels in Africa.

Ảnh minh họa "Bữa tiệc khủng khiếp của nhóm ăn thịt người" trong cuốn sách Stanley’s Travels in Africa.


Khi hoàng hôn buông xuống, xác được mang đến bãi đất hoang. Đêm xuống, những phụ nữ lớn tuổi có họ hàng với người đã chết đến bên xác, cắt một miếng thịt họ muốn và mang về nhà, phần còn lại dành cho thú rừng.

Các góa phụ sẽ đốt cháy các bộ váy cỏ và khỏa thân, hoặc mặc một miếng khố nhỏ như những cô gái chưa chồng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh