CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:29

Thừa Thiên Huế: Sẽ không hình thành mới những “thành phố” lăng mộ?

"Thành phố" lăng mộ An Bằng. Ảnh: Đỗ Thị Thúy Hằng

Việc tâm linh, hiếu kính với hương hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ vốn là nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Do đó, nhiều người khi có điều kiện đã bỏ ra không ít tiền của để xây dựng những mộ phần to đẹp, hoành tráng. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc xây dựng mộ phần cá nhân và các công trình phụ trợ quá lớn đã trực tiếp làm tăng tỷ lệ sử dụng đất, tăng áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quy hoạch mở rộng, xây dựng mới các nghĩa trang.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không hiếm những mộ phần, những khu lăng mộ của người đã chết được con cháu xây dựng với diện tích lớn và “hoành tráng” so với một mộ phần bình thường. Đáng kể nhất là những nghĩa trang dọc theo các xã ven biển của tỉnh này, trong đó tiêu là “thành phố” ma, “thành phố” lăng mộ An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Lộc).

Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết quy định về định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đối tượng áp dụng là: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức có chức năng quản lý các nghĩa trang, các đơn vị lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các nghĩa trang; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để chôn cất, xây dựng phần mộ cho người đã chết, xây tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.

Định mức sử dụng đất nghĩa trang: Diện tích đất nghĩa trang bao gồm diện tích đất dành cho các loại hình táng, các công trình chức năng, phụ trợ và các công trình hạ tầng kỹ thuật; Tỷ lệ sử dụng đất nghĩa trang theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 1/2/2016 của Bộ Xây dựng. Theo quy chuẩn quốc gia: Diện tích khu đất mai táng trong một nghĩa trang chiếm tối đa 60 %; Các công trình chức năng và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 40 %, trong đó diện tích cây xanh tối thiểu 25 %, giao thông chính tối thiểu 10 %.

Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ (không tính diện tích đường đi xung quanh mộ) cho các loại: Mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa 5 m2/mộ; Mộ cát táng tối đa 3 m2/mộ; Mộ chôn cất lọ tro cốt sau hỏa táng tối đa 3 m2/mộ; Thể tích ô để lọ tro cốt hỏa táng tối đa là 0,125 m3/ô.

Định mức đất sử dụng cho một tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang: theo quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh