Quy định về huấn luyện an toàn vận hành thiết bị áp lực
- Bài thuốc hay
- 14:30 - 11/08/2023
Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị áp lực luôn đi kèm theo các tai nạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng. Tại Việt Nam, hàng năm xảy ra hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến thiết bị áp lực, nhẹ thì làm bị thương, nặng gây tử vong đối với người lao động. Để có thể giảm thiếu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Thì việc huấn luyện an toàn vận hành thiết bị áp lực là điều cực kỳ cần thiết, nhằm hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình làm việc với thiết bị áp lực.
Thiết bị áp lực
Thiết bị áp lực được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏng hoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Theo các quy phạm an toàn hiện nay, các thiết bị làm việc có áp suất lớn hơn 0,7 kG/cm2 và có tích số áp suất x thể tích (kG/cm2 x lít) tối thiểu bằng 200 thì sẽ được coi là thiết bị áp lực.
Cơ sở pháp lý
Việc huấn luyện an toàn vận hành thiết bị áp lực căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể: Nghị Định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016; Nghị Định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018; Thông tư số 06/2020/TT - BLĐTBXH ngày 20/08/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng và thời gian tham gia huấn luyện an toàn thiết bị áp lực
- Đối tượng, bao gồm:
+ Người vận hành, sữa chữa, bảo dưỡng các thiết bị áp suất;
+ Người làm công tác an toàn lao động;
+ Người tham gia làm việc với thiết bị áp suất;
- Thời gian huấn luyện
+ Huấn luyện an toàn thiết bị áp lực lần đầu là 24 giờ, huấn luyện định kỳ là 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
+ Tần suất huấn luyện 2 năm/lần.
Nội dung huấn luyện an toàn thiết bị áp lực
Nội dung khóa học huấn luyện an toàn thiết bị áp lực bao gồm các nội dung chính sau:- Quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
- Tổng quan về mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn vệ sinh lao động
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong vấn đề chấp hành quy định về an toàn vệ sinh lao động
+ Chế độ, chính sách của Nhà nước về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động
+ Các môi trường, yếu tố nguy hiểm, độc hại là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và một số biện pháp phòng tránh rủi ro khi làm việc
+ Kiến thức tổng quan về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
+ Mô tả ý nghĩa, công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến cùng với các giải pháp nhằm giúp người lao động tự cải thiện điều kiện lao động của mình.
Giới thiệu chung về thiết bị áp lực
- Các thông số kỹ thuật riêng của một thiết bị áp lực như: dung tích, môi chất, nhiệt độ làm việc, nhiệt độ thiết kế, áp suất làm việc cho phép, áp suất thiết kế,…
- Các yêu cầu đối với vật liệu chế tạo, kiểm soát quá trình chế tạo và chất lượng mối hàn khi chế tạo bình áp lực, đường ống
- Chi tiết cấu tạo của thiết bị áp lực và đặc tính an toàn, cháy nổ của môi chất làm việc
- Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên thiết bị như van an toàn, áp kế, mức lỏng kê, rơ-le, áp suất, các van khóa, van xả, van một chiều,…
Các mối nguy hiểm khi làm việc với thiết bị áp lực
- Các khái niệm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa để khắc phục một cách an toàn đối với các sự cố cơ bản có liên quan đến thiết bị áp lực: Nổ vỡ; xì hở, rò rỉ…
- Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố đó gây ra
Yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động khi sử dụng, vận hành thiết bị áp lực
- Yêu cầu của các quy định về trách nhiệm, quyền lợi, sát hạch định kỳ, bồi dưỡng… của bản thân người vận hành thiết bị áp lực.
- Yêu cầu về việc kiểm tra, giám sát, kiểm định các thiết bị áp lực đang được vận hành.
Ứng phó, xử lý các trường hợp sự cố và sơ cứu tại nạn lao động khi sử dụng thiết bị áp lực
- Quy trình vận hành và xử lý các trường hợp rủi ro cụ thể khi sử dụng thiết bị áp lực trong công việc
- Quy trình ngừng sử dụng để bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị áp lực
- Các công việc thiết yếu để chuẩn bị nội dung tài liệu, công tác vệ sinh, nghiệm thử nhằm phục vụ các công tác kiểm tra, giám sát.
Lợi ích khi người lao động được huấn luyện an toàn thiết bị áp lực
- Nhận biết được những mối nguy hiểm và đề phòng rủi ro tiềm ẩn khi làm việc với các thiết bị áp lực
- Hiểu rõ về cơ chế, tính chất hoạt động của các thiết bị áp lực và cách sử dụng an toàn
- Được cấp chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn thiết bị áp lực đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Kiểm tra, sát hạch kết thúc chương trình huấn luyện
Nội dung kiểm tra, sát hạch gồm 02 phần như sau:
- Kiểm tra, sát hạch phần lý thuyết: Học viên làm bài tập trung trong thời gian 90 phút;
- Kiểm tra, sát hạch phần thực hành: Học viên thực hiện trong thời gian không quá 20 phút/học viên;
- Đánh giá kết quả kiểm tra, sát hạch: Kết quả là tổng số điểm phần lý thuyết và phần thực hành. Kết quả tối đa mỗi phần lý thuyết và thực hành là 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu phải có số điểm mỗi phần đạt từ 50 điểm trở lên.