THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:17

Quảng Ninh: Nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh, để tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ DTTS, góp phần thúc đẩy, thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐG và Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai Đề án "Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS giai đoạn 2018-2025". Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác BĐG hàng năm trong đó lồng ghép các hoạt động BĐG vùng đồng bào DTTS theo Kế hoạch của tỉnh; tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách, mô hình tác động đến phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt chú trọng đối tượng hưởng lợi là đồng bào DTTS. Mặt khác, từ công tác chỉ đạo đến triển khai, Sở LĐ-TB&XH luôn đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG và người dân nhóm đồng bào DTTS.

Quảng Ninh: Nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội - Ảnh 1.

Phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Trong giai đoạn 2018-2021, Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức thành công 63 hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về BĐG, nhận biết và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho gần 6.186 lượt cán bộ, công chức, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nam, nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn, cặp vợ chồng trẻ, người có uy tín tại cộng đồng, trong đó tổ chức 21 hội nghị tại 21 xã đồng bào DTTS cho trên 2.000 lượt người. Tổ chức 82 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng giám sát pháp luật, chính sách về BĐG cho 9.685 cán bộ làm công tác BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, cán bộ ban chỉ đạo mô hình, Câu lạc bộ BĐG, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nữ đại biểu HĐND các cấp trên địa toàn tỉnh. Bên cạnh đó cũng đã biên soạn và cấp phát 2.300 cuốn Sổ tay hướng dẫn Mô hình về BĐG, 6.000 cuốn sổ tay Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới; 6.500 cuốn Hỏi đáp pháp luật về BĐG; 4.200 cuốn tài liệu hướng dẫn BĐG và phòng, chống bạo lực trong trường học…

Không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ là công tác BĐG và người dân nhóm đồng bào DTTS, Đề án "Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS giai đoạn 2018-2025" còn xây dựng và triển khai thành công các mô hình trợ giúp người phụ nữ DTTS. Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với UBND các địa phương triển khai thí điểm 03 Mô hình Phòng, chống bạo lực giới và tình trạng tảo hôn, ép kết hôn trong nhóm đồng bào DTTS tại các xã: Đại Dực (Tiên Yên), Đồn Đạc (Ba Chẽ) và Tình Húc (nay sáp nhập vào thị trấn Bình liêu, huyện Bình Liêu). Các mô hình đi vào hoạt động từ tháng 6/2019 và tiếp tục được duy trì đến nay, thu hút 120 thành viên tham gia. Mô hình được định kỳ tổ chức sinh hoạt hàng tháng theo chuyên đề hoặc lồng ghép vào cuộc họp thôn, bản; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề tảo hôn, ép kết hôn, bảo đảm thực hiện tốt quyền trẻ em ngay trong gia đình. Mô hình cũng đặc biệt chú trọng công tác tư vấn, hỗ trợ các thành viên CLB phát triển kinh tế như: vay vốn phát triển kinh tế, kinh doanh, khuyến nông, khuyến lâm và các hoạt động khác tại địa phương. Qua hơn 02 năm hoạt động, bước đầu Mô hình đã tạo được sự chuyển biến nhận thức về giới, BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nhóm đồng bào DTTS.

Để có thể làm tốt hơn nữa công tác BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là thúc đẩy BĐG cho phụ nữ DTTS trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, giáo dục nâng cao nhận thức về BĐG và sự tiến bộ của phụ nữ trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp, hướng về vùng khó khăn, vùng DTTS còn nhiều hủ tục lạc hậu; tăng cường truyền thông giáo dục về BĐG và phòng, chống bạo lực giới trong trường học, khu dân cư. Tỉnh cũng sẽ tiếp tục duy trì hiệu quả và nhân rộng Mô hình BĐG vùng miền DTTS, thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia; tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhằm thúc đẩy BĐG ở vùng DTTS; đề xuất giải pháp, mô hình, hoạt động mới tác động trực tiếp đến nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ yếu thế, đồng bào DTTS, vùng khó khăn.

TH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh