THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 04:04

Quảng Ninh: Nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm

Đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kéo theo đó là người lao động bị mất việc làm. Số lao động đến đăng ký trợ cấp thất nghiệp  tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN của 4836 NLĐ, số lượng người có quyết định hưởng trợ cấp 3519 người với tổng số tiền là hơn 57 tỷ đồng.

Ngoài ra, Trung tâm đã hỗ trợ tư vấn việc làm cho 4.982 đối tượng là người lao động đạt 62% kế hoạch đề ra trong năm 2020. Về việc tư vấn chính sách việc làm trong đó bao gồm: Tư vấn học nghề, tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động đạt 2411 lượt; Giới thiệu việc làm trong nước là 2403 lượt đạt 53% so với kế hoạch của năm.

Ông Phạm Ngọc Khánh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm  tỉnh Quảng Ninh - cho biết, từ đầu năm 2020 ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng lao động bị mất việc làm hoặc phải giãn việc luân phiên đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhiều lao động địa phương. Số lao động đến trung tâm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao, do vậy trung tâm đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tư vấn nhóm về các hoạt động tư vấn việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động và tư vấn chính sách về việc làm để giải quyết kịp thời những vướng mắc của người lao động.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đa dạng, ứng dụng công nghệ thông tin để lan tỏa rộng rãi. Thông tin việc làm, yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp được đăng tải trên website, trang facebook của Trung tâm; tổ chức tuyên truyền lưu động; tư vấn việc làm trực tiếp giúp người lao động tìm được việc làm, tiếp cận công việc phù hợp với trình độ…

Quảng Ninh: Nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm - Ảnh 1.

Người lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Ninh

Để các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng có thể tiếp cận gần hơn với người lao động cũng như hỗ trợ người lao động tìm được công việc phù hợp, trung tâm đã phân công cụ thể từng cán bộ đến doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu của đơn vị, thu thập thông tin, cung cấp đến người lao động một cách thiết thực.

Cùng với đó, trung tâm đa dạng hóa các hình thức của sàn giao dịch việc làm để nâng cao hiệu quả kết nối. Bên cạnh các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tuần, trung tâm tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, lưu động nhằm kết nối cả doanh nghiệp, người lao động ở các tỉnh lân cận, sinh viên các trường nghề, lao động phổ thông ở vùng nông thôn, miền núi, tạo cơ hội cho người lao động trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp. Đồng thời, nâng tần suất, quy mô sàn giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng có kết nối online từ 44 phiên/năm lên 55 phiên/năm tại 4 sàn giao dịch của các thành phố: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả,

Xác định công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là giải pháp then chốt để khơi thông thị trường lao động, Trung tâm DVVL Quảng Ninh triển khai đa dạng các hình thức đào tạo hướng đến nhiều đối tượng lao động khác nhau, trong đó chú trọng đào tạo nghề cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Bên cạnh đó, trung tâm đã ký kết hợp tác với các tỉnh khác về cung ứng lao động, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ về việc làm. Cụ thể, tổ chức các buổi tư vấn, tọa đàm, hội thảo trực tiếp với người lao động tại các địa phương; cấp phát tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm online/năm tại các tỉnh phía Bắc…Đồng thời, tích cực hướng dẫn lao động tiếp cận vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh, góp phần nâng cao cơ hội tạo sinh kế, cải thiện đời sống.

HÀ PHƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh