Quảng Ngãi: Hàng trăm vụ liên quan đến bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái
- Dược liệu
- 01:49 - 19/11/2018
- Thúc đẩy bình đẳng giới trong nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam
- Đảm bảo thúc đẩy bình đẳng giới trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
- Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN trong vấn đề bình đẳng giới
- Đối thoại về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái
- Hợp tác, hướng tới tương lai tốt hơn cho phụ nữ trong toàn khu vực ASEAN
Phát biểu tại lễ Phát động, ông Đinh Xuân Sâm - PGĐ sở LĐ-TB&XH cho biết: “Tại Quảng Ngãi, số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có hàng trăm vụ liên quan đến bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện (năm 2017: 07 vụ xâm hại tình dục, 343 vụ bạo lực gia đình; đến 10/2018: 01 vụ xâm hại tình dục, 166 vụ bạo lực gia đình).
Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính bề nổi được các cấp chính quyền, đoàn thể ở cơ sở phát hiện, xử lý. Trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp chưa được phát hiện do người bị bạo hành, xâm hại không khai báo, cam chịu, im lặng...
Ông Đinh Xuân Sâm - PGĐ sở LĐ-TB&XH trao quà cho các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Ba Tơ.
Lễ phát động Tháng hành động Vì bình đẳng giới năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” là dịp để chúng ta tiếp tục tôn vinh những giá trị tốt đẹp, vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội cũng như trong gia đình Việt Nam và truyền gửi thông điệp mạnh mẽ hơn, đồng thời huy động sự chia sẻ trách nhiệm đến với toàn xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương và mọi người dân, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai cùng hành động để xóa bỏ bất bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, ông Đinh Xuân Sâm nhấn mạnh.
Ông Trần Tấn Châu - Phó ban tuyên giáo tỉnh ủy trao nhà tình nghĩa cho thương binh 2/3 tại huyện Ba Tơ.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Ở Quảng Ngãi, thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Luật bình đẳng giới từ năm 2007.
Công tác Bình đẳng giới đã có những bước tiến đáng kể, sơ kết giai đoạn 1 một số chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch. Toàn tỉnh hiện nay đã thực hiện được 5 mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại 5 xã của 4 huyện trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động của mô hình tại các địa phương đã xây dựng được các Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, sinh hoạt định kỳ hàng tháng, vận động nam giới tham gia làm thành viên các Câu lạc bộ ngày càng nhiều để tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới, từ đó đã có những tác động tích cực về nhận thức, hành động trong việc chia sẻ trách nhiệm, gánh nặng công việc của người phụ nữ, giảm thiểu được bạo lực.
Đại diện Quĩ bảo trợ trẻ em tỉnh trao xe đạp và cặp sách cho 10 em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Hầu hết các xã thực hiện mô hình đã không có hoặc rất ít xảy ra bạo lực gia đình. Đây là một hoạt động, tổ chức cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan trong công tác bình đẳng giới, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn diễn ra khá phức tạp và ngày càng gia tăng. Tình trạng phụ nữ bị bạo lực, bạo hành, phụ nữ phải làm việc nhiều thời gian trong ngày còn diễn ra phổ biến, trẻ em gái bị xâm hại vẫn còn diễn ra trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của từng chị em phụ nữ, từng gia đình, nhất là ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của trẻ em gái bị xâm hại.
Báo cáo tại lễ phát động cũng nêu những giả pháp để thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, trong thời gian tới với nội dung sau:
Một là, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành, địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới để nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp và toàn thể cán bộ, nhân dân, cùng chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Hai là, công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của từng gia đình. Vì vậy, các cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị cần quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu bình đẳng giới và thực sự quan tâm tới công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; cần tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị đối với công tác này và cần có chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực và hiệu quả để tổ chức thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hành động bình đẳng giới giai đoạn 2016 -2020 của tỉnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa để công tác bình đẳng giới đi vào thực chất hơn, bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc của nữ giới so với nam xuống còn 1,5 lần vào năm 2020 như Kế hoạch hành động của tỉnh đã ban hành; phấn đấu đến năm 2020 có 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình và 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện và được tư vấn về pháp lý, sức khỏe và tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; 100% nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, nạn nhân tự trở về được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
Lãnh đạo huyện Ba Tơ trao quà cho các em nhỏ và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện.
Ba là, các cấp, ngành cần tăng cường lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; thực hiện tốt chủ trương tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý; Hoàn thiện và triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu bạo lực, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và hôn nhân có yếu tố nước ngoài không lành mạnh.
Bốn là, Trong giai đoạn tiếp theo, cần tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành; tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ cho lãnh đạo, cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần bố trí nguồn lực tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ bình đẳng giới được đặt ra trong tình hình mới và cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.