THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:03

Quảng Ngãi đã phân bổ trên 21 tỷ đồng giải quyết việc làm từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm

Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Chi nhánh NHCSXH Quảng Ngãi tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Quảng Ngãi (NHCSXH) đã thể hiện con số tăng hàng năm như: Năm 2016, Quyết định số 355 ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh điều chuyển nguồn vốn cho vay hộ nghèo sang Quỹ cho vay giải quyết việc làm và phân bổ nguồn vốn cho vay Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh năm 2016 là 7 tỷ đồng. Năm 2017, Quyết định số 661 ngày 11/4/2017 của UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn bổ sung Quỹ cho vay giải quyết việc làm (GQVL) của tỉnh năm 2017 là 10 tỷ đồng. Năm 2018, Quyết định số 398 ngày 07/3/2018 của UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn bổ sung Quỹ cho vay giải quyết việc làm của tỉnh năm 2018 là 30 tỷ đồng.

Năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi phân bổ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh năm 2019 20 tỷ đồng. Năm 2020, tỉnh đã phân bổ vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh năm 2020 và bổ sung tiền lãi thu được để thực hiện cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (số tiền 20 tỷ đồng bổ sung cho vay giải quyết việc làm và trên 3 tỷ đồng bổ sung tiền lãi thu được để thực hiện cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và năm 2021 là trên 21 tỷ đồng.

Mô hình trồng bưởi da xanh ở huyện Minh Long mang lại lợi ích kinh tế cao

Mô hình trồng bưởi da xanh ở huyện Minh Long mang lại lợi ích kinh tế cao

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng triển khai từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ giải quyết việc làm địa phương để thực hiện việc giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, từ đó thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.  Báo cáo cho thấy: Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã cho vay 119.564 triệu đồng với 3.820 dự án. Nguồn vốn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 295.784 triệu đồng để thực hiện 7.811 dự án. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 146.304 triệu đồng để thực hiện 3.524 dự án. Đặc biệt, dự án của người khuyết tật là 150 người, dự án của người dân tộc thiểu số 1.207 người, lao động nữ 2.1737 người.

Đối với hoạt động cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 5.355,5 triệu đồng. Trong đó: 34 lao động nữ, 01 lao động thuộc hộ nghèo, 01 lao động thuộc hộ cận nghèo, 01 lao động là thân nhân người có công với cách mạng, lao động bị thu hồi đất. Trong đó, quốc gia/lãnh thổ người lao động đi làm việc theo hợp đồng: 98 lao động Nhật Bản, 36 lao động Hàn Quốc, 04 lao động Đài Loan.

Ông Nguyễn Tấn Đối - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi đánh giá: “Nhờ nguồn vốn từ quỹ quốc gia về việc làm và ngân sách địa phương, đã tác động tích cực đến đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn làm ăn, mở rộng quy mô sản xuất giải quyết việc làm cho nhân dân, nhất là tại khu vực nông thôn; đồng thời tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động là người nghèo, người tàn tật, người dân tộc, người bị thu hồi đất..) có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân; khôi phục các làng nghề, các nghề truyền thống, trồng cây ăn quả, chăn nuôi ..phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới ở địa phương".

Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua tăng trưởng với nhịp độ khá cao nhưng chưa có sự cân đối trong thu-chi ngân sách. Việc trích lập Qũy giải quyết việc làm của địa phương hạn chế nên kết quả giải quyết việc làm vẫn chưa tương thích với tốc độ phát triển kinh tế, nguồn vốn vay còn nhiều hạn chế, chủ yếu là vốn ủy thác của ngân sách địa phương, mức vay còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân. Các dự án được duyệt cho vay chủ yếu từ khu vực nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình nên hiệu quả về giải quyết việc làm, thu hút lao động chưa cao. Việc phối hợp theo dõi, quản lý nguồn vốn vay hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm rất khó khăn vì khi nguồn vốn trung ương chuyển về không nắm được cụ thể và việc phân bổ cũng không được tham gia để theo dõi quản lý.

“Vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội cần phối hợp tham mưu Chính phủ xem xét bố trí nguồn lực cho vay giải quyết việc làm tại địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, kiểm tra, theo dõi nguồn vốn tại địa phương, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần quan tâm bố trí nguồn vốn Ngân sách tỉnh ủy thác NHCSXH tỉnh và chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí nguồn vốn Ngân sách địa phương ủy thác NHCSXH cho vay giải quyết việc làm”, ông Nguyễn Tấn Đối nêu đề xuất và kiến nghị.

Nhiều mô hình kinh tế ở tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người dân

Nhiều mô hình kinh tế ở tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người dân

Ngoài ra, theo thông tin chia sẻ của ông Trần Duy Cường, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Nguồn vốn cho vay được Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương được UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố đã bố trí, phân giao để cho vay hỗ trợ tạo việc làm và các chương trình tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2021 với số tiền gần 300 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương 205 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách địa phương 77,5 tỷ đồng. Cụ thể, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 77.547 triệu đồng…

Tại Quảng Ngãi, thông qua Quỹ Quốc gia về GQVL, Ngân hàng CSXH tỉnh đã hỗ trợ cho vay nhiều đối tượng lao động yếu thế, người khuyết tật, lao động khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Nguồn vốn vay này là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và tạo việc làm mới. 

Để giúp người dân tiếp cận thuận lợi và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách vay vốn từ Quỹ Quốc gia về GQVL thông qua nhiều hình thức, để người dân biết quy trình vay vốn và đăng ký tham gia khi có nhu cầu. Đến nay, nguồn vốn của chương trình mang lại hiệu quả rất tích cực, chất lượng tín dụng an toàn, vì tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp.

Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Trần Duy Cường cho biết: Nghị định 74 có một số điểm mới đáng chú ý là, mức vay được nâng lên tối đa 100 triệu đồng đối với người lao động; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vay mức tối đa 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Thời hạn cho vay nâng lên tối đa 120 tháng. Về đối tượng vay vốn chương trình cho vay GQVL không thay đổi so với trước.

HOÀNG ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh